{"title":"Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu","authors":"Đại Nghĩa Trần, Trường Sinh Vũ","doi":"10.52714/dthu.12.04s.2023.1192","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi (Bộ GD - ĐT, 2018). Tuy vậy, hiện nay các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu nói riêng vẫn chưa quan tâm đúng mức. Vì thế, muốn đạt mục tiêu giáo dục thì vai trò quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học cần phải coi trọng. Bài báo đánh giá kết quả thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm thông qua việc khảo sát 90 khách thể từ 10 trường tiểu học huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu SPSS, được phân tích, đánh giá thực trạng theo thang đo likert 5 mức độ, đã thấy được những vấn đề bất cập trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học địa phương này.","PeriodicalId":502431,"journal":{"name":"Dong Thap University Journal of Science","volume":"62 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-11-21","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Dong Thap University Journal of Science","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.52714/dthu.12.04s.2023.1192","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi (Bộ GD - ĐT, 2018). Tuy vậy, hiện nay các trường tiểu học nói chung và các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu nói riêng vẫn chưa quan tâm đúng mức. Vì thế, muốn đạt mục tiêu giáo dục thì vai trò quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học cần phải coi trọng. Bài báo đánh giá kết quả thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm thông qua việc khảo sát 90 khách thể từ 10 trường tiểu học huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu SPSS, được phân tích, đánh giá thực trạng theo thang đo likert 5 mức độ, đã thấy được những vấn đề bất cập trong công tác quản lý hoạt động trải nghiệm ở nhà trường tiểu học địa phương này.