{"title":"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VI KHÍ HẬU, VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2023 - 2024","authors":"Thanh Liêm Đỗ, Minh Hữu Lê","doi":"10.51298/vmj.v541i1.10699","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Đặt vấn đề: Lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ số véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số chỉ số vi khí hậu, số ca mắc, chỉ số véc tơ sốt xuất huyết theo từng tháng, mối tương quan giữa các chỉ số và đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng chống muỗi Ades tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chỉ số véc tơ, Các chỉ số vi khí hậu, Ca bệnh, hộ gia đình của huyện Phú Giáo. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích và can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng. Kết quả: Lượng mưa liên quan thuận với tất cả chỉ số véc tơ và SXHD. Lượng mưa tăng 1 đơn vị, chỉ số CSNBG và BI tăng lần lượt là 0,01 (với p=0,007) và 0,02 (p=0,019). Độ ẩm liên quan nghịch với CSNBG (với r=-0,75), liên quan thuận với các chỉ số véc tơ khác và SXHD. Nhiệt độ liên quan nghịch với tất cả chỉ số véc tơ và SXH. Chỉ số véc tơ liên quan thuận với SXHD. Can thiệp giảm 30% thực hành diệt véc tơ chưa đúng (CSHQ = 30%). Hiệu quả can thiệp giảm 16% thực hành diệt véc tơ chưa đúng (HQCT = 16%) và p<0,001. Kết luận: Lượng mưa và độ ẩm ở từng tháng tăng thì chỉ số véc tơ và SXHD tăng. Nhiệt độ giảm thì chỉ số vector và SXHD tăng và ngược lại. Chỉ số véc tơ ở từng tháng tăng thì ca mắc SXHD tăng. Truyền thông giáo dục sức khoẻ mang lại hiệu quả cao trong thực hành diệt véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.","PeriodicalId":22277,"journal":{"name":"Tạp chí Y học Việt Nam","volume":"8 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2024-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Y học Việt Nam","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.51298/vmj.v541i1.10699","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Đặt vấn đề: Lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ số véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số chỉ số vi khí hậu, số ca mắc, chỉ số véc tơ sốt xuất huyết theo từng tháng, mối tương quan giữa các chỉ số và đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng chống muỗi Ades tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chỉ số véc tơ, Các chỉ số vi khí hậu, Ca bệnh, hộ gia đình của huyện Phú Giáo. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích và can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng. Kết quả: Lượng mưa liên quan thuận với tất cả chỉ số véc tơ và SXHD. Lượng mưa tăng 1 đơn vị, chỉ số CSNBG và BI tăng lần lượt là 0,01 (với p=0,007) và 0,02 (p=0,019). Độ ẩm liên quan nghịch với CSNBG (với r=-0,75), liên quan thuận với các chỉ số véc tơ khác và SXHD. Nhiệt độ liên quan nghịch với tất cả chỉ số véc tơ và SXH. Chỉ số véc tơ liên quan thuận với SXHD. Can thiệp giảm 30% thực hành diệt véc tơ chưa đúng (CSHQ = 30%). Hiệu quả can thiệp giảm 16% thực hành diệt véc tơ chưa đúng (HQCT = 16%) và p<0,001. Kết luận: Lượng mưa và độ ẩm ở từng tháng tăng thì chỉ số véc tơ và SXHD tăng. Nhiệt độ giảm thì chỉ số vector và SXHD tăng và ngược lại. Chỉ số véc tơ ở từng tháng tăng thì ca mắc SXHD tăng. Truyền thông giáo dục sức khoẻ mang lại hiệu quả cao trong thực hành diệt véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.