Thanh Bình Nguyễn, Nho Dũng Nguyễn, Công Văn Hà, Thanh Thảo Trần, Khánh Hà, Mậu Thành Nguyễn
{"title":"THAN HOẠT TÍNH TỪ VỎ TRẤU: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG HẤP PHỤ Cr(III) VÀ Pb(II) TỪ DUNG DỊCH NƯỚC","authors":"Thanh Bình Nguyễn, Nho Dũng Nguyễn, Công Văn Hà, Thanh Thảo Trần, Khánh Hà, Mậu Thành Nguyễn","doi":"10.26459/hueunijns.v132i1a.6943","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã điều chế than hoạt tính (AC) từ vỏ trấu bằng phương pháp hoạt hoá hoá học với NaOH và kết hợp với siêu âm. Sản phẩm được phân tích bằng phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM) và quang phổ phân tán năng lượng tia X (EDX). Quá trình hấp phụ – giải hấp phụ được sử dụng để xác định diện tích bề mặt (Brunauer – Emmett – Teller, BET). Vật liệu có cấu trúc carbon vô định hình; quá trình nhiệt phân vỏ trấu (than hoá) diễn ra ở khoảng 450 °C; vật liệu có cấu trúc xốp phát triển tốt với kích thước lỗ khác nhau; diện tích bề mặt tối đa khoảng 1673 m2·g–1 thu được từ mẫu kích hoạt bằng siêu âm trong 30 phút (AC30). Mô hình đẳng nhiệt Langmuir đã được áp dụng để mô tả đường đẳng nhiệt hấp phụ của các ion kim loại bằng AC30. Kết quả cho thấy AC30 là một chất hấp phụ tiềm năng để loại bỏ Cr(III) và Pb(II) từ dung dịch nước. Khả năng hấp phụ tối đa là 23,1 mg·g–1 đối với Cr(III) và 41,5 mg·g–1 đối với Pb(II).","PeriodicalId":13004,"journal":{"name":"Hue University Journal of Science: Natural Science","volume":"27 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-03-31","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Hue University Journal of Science: Natural Science","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.26459/hueunijns.v132i1a.6943","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã điều chế than hoạt tính (AC) từ vỏ trấu bằng phương pháp hoạt hoá hoá học với NaOH và kết hợp với siêu âm. Sản phẩm được phân tích bằng phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM) và quang phổ phân tán năng lượng tia X (EDX). Quá trình hấp phụ – giải hấp phụ được sử dụng để xác định diện tích bề mặt (Brunauer – Emmett – Teller, BET). Vật liệu có cấu trúc carbon vô định hình; quá trình nhiệt phân vỏ trấu (than hoá) diễn ra ở khoảng 450 °C; vật liệu có cấu trúc xốp phát triển tốt với kích thước lỗ khác nhau; diện tích bề mặt tối đa khoảng 1673 m2·g–1 thu được từ mẫu kích hoạt bằng siêu âm trong 30 phút (AC30). Mô hình đẳng nhiệt Langmuir đã được áp dụng để mô tả đường đẳng nhiệt hấp phụ của các ion kim loại bằng AC30. Kết quả cho thấy AC30 là một chất hấp phụ tiềm năng để loại bỏ Cr(III) và Pb(II) từ dung dịch nước. Khả năng hấp phụ tối đa là 23,1 mg·g–1 đối với Cr(III) và 41,5 mg·g–1 đối với Pb(II).