{"title":"ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO CẢM NHẬN ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG MOBILE BANKING TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI","authors":"Y. Nguyễn, H. Nguyen, A. Lê, Diệu Vũ","doi":"10.51453/2354-1431/2023/977","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Khi dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển, khách hàng bắt đầu đòi hỏi một hình thức trải nghiệm mới thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần sử dụng tiền mặt. Với sự tiến bộ của công nghệ - viễn thông, các ngân hàng thương mại liên tục phát triển Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng di động) để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Mobile Banking, khách hàng còn gặp phải các vấn đề về công nghệ và phi công nghệ. Trước sự gia tăng các loại tội phạm trên môi trường mạng, người dùng lại càng thận trọng và chưa hoàn toàn tin tưởng loại hình dịch vụ này. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile Banking dựa trên lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ và thuyết về rủi ro cảm nhận. Dữ liệu hợp lệ được tập hợp từ 512 người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm kiểm định mô hình đề xuất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính để nhận diện sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm rủi ro cảm nhận (gồm: rủi ro riêng tư, rủi ro tài chính, rủi ro tâm lý, rủi ro thời gian, rủi ro hoạt động) đến cảm nhận tính hữu ích và ý định sử dụng Mobile Banking, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng cảm nhận tính hữu ích đến ý định sử dụng Mobile Banking. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số bình luận và kiến nghị được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của Mobile Banking.","PeriodicalId":158754,"journal":{"name":"SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY","volume":"13 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-06-02","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/977","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Khi dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển, khách hàng bắt đầu đòi hỏi một hình thức trải nghiệm mới thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu thanh toán bất cứ lúc nào mà không cần sử dụng tiền mặt. Với sự tiến bộ của công nghệ - viễn thông, các ngân hàng thương mại liên tục phát triển Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng di động) để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Mobile Banking, khách hàng còn gặp phải các vấn đề về công nghệ và phi công nghệ. Trước sự gia tăng các loại tội phạm trên môi trường mạng, người dùng lại càng thận trọng và chưa hoàn toàn tin tưởng loại hình dịch vụ này. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile Banking dựa trên lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ và thuyết về rủi ro cảm nhận. Dữ liệu hợp lệ được tập hợp từ 512 người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm kiểm định mô hình đề xuất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính để nhận diện sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm rủi ro cảm nhận (gồm: rủi ro riêng tư, rủi ro tài chính, rủi ro tâm lý, rủi ro thời gian, rủi ro hoạt động) đến cảm nhận tính hữu ích và ý định sử dụng Mobile Banking, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng cảm nhận tính hữu ích đến ý định sử dụng Mobile Banking. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số bình luận và kiến nghị được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển của Mobile Banking.