{"title":"Nghiên cứu đặc tính cơ học của bê tông cường độ cao dùng nhiều tro bay có kết hợp các loại và hàm lượng sợi khác nhau","authors":"Nguyễn Công Hậu, Nguyễn Thị Thu Thủy","doi":"10.54772/jomc.02.2024.658","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng tro bay (FA) của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân với hàm lượng lớn và các nguyên vật liệu phía Nam, sợi thép (SF) và sợi Polypropylene (PP) để chế tạo bê tông cường độ cao. Loại bê tông này có thể đạt cường độ chịu nén thiết kế 28 ngày cao hơn 60 MPa, tuy nhiên có mẫu thực tế đạt trên 80MPa. Nghiên cứu các cấp phối bê tông ở các tỷ lệ phối trộn thể tích sợi thép lần lượt là 0,5%; 1,0%, 1,5%, tỷ lệ phối trộn sợi PP là 1,5%, và cấp phối hỗn hợp 0,75% SF và 0,75%PP. Nhận thấy khi thêm sợi thép và sợi PP vào hỗn hợp bê tông thì độ sụt giảm, nhất là sợi PP giảm mạnh từ 17cm xuống còn 4 cm; cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi ép chẻ ở 28 ngày cũng tăng thêm 10% đến 15% so với mẫu không có sợi; độ hút nước cũng giảm mạnh do cấu trúc bê tông càng đặc chắc khi thêm sợi và cơ chế tác dụng của tro bay. Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ phối trộn hợp lý của bê tông là 0,75% SF và 0,75%PP để đáp ứng đồng thời các tiêu chí về tính công tác, cường độ, độ hút nước và giá thành.","PeriodicalId":510860,"journal":{"name":"Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng","volume":"28 6","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2024-03-27","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.54772/jomc.02.2024.658","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng tro bay (FA) của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân với hàm lượng lớn và các nguyên vật liệu phía Nam, sợi thép (SF) và sợi Polypropylene (PP) để chế tạo bê tông cường độ cao. Loại bê tông này có thể đạt cường độ chịu nén thiết kế 28 ngày cao hơn 60 MPa, tuy nhiên có mẫu thực tế đạt trên 80MPa. Nghiên cứu các cấp phối bê tông ở các tỷ lệ phối trộn thể tích sợi thép lần lượt là 0,5%; 1,0%, 1,5%, tỷ lệ phối trộn sợi PP là 1,5%, và cấp phối hỗn hợp 0,75% SF và 0,75%PP. Nhận thấy khi thêm sợi thép và sợi PP vào hỗn hợp bê tông thì độ sụt giảm, nhất là sợi PP giảm mạnh từ 17cm xuống còn 4 cm; cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi ép chẻ ở 28 ngày cũng tăng thêm 10% đến 15% so với mẫu không có sợi; độ hút nước cũng giảm mạnh do cấu trúc bê tông càng đặc chắc khi thêm sợi và cơ chế tác dụng của tro bay. Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ phối trộn hợp lý của bê tông là 0,75% SF và 0,75%PP để đáp ứng đồng thời các tiêu chí về tính công tác, cường độ, độ hút nước và giá thành.