{"title":"ỨNG DỤNG GẠCH ĐỎ TÁI CHẾ LÀM CỐT LIỆU LỚN CHO BÊ TÔNG TỰ LÈN CÓ HÀM LƯỢNG TRO BAY CAO","authors":"Hùng Cường Nguyễn","doi":"10.54772/jomc.02.2024.607","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Hoạt động xây dựng và cải tạo công trình đã thải ra môi trường một lượng lớn khối xây gạch đỏ. Trong khi đó các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy phế thải khối xây gạch đỏ có thể được sử dụng để làm cốt liệu cho bê tông nhằm giảm chi phí, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng gạch đỏ tái chế làm cốt liệu lớn cho bê tông tự lèn có hàm lượng tro bay cao. Nghiên cứu sử dụng 100% gạch đỏ tái chế làm cốt liệu lớn cho bê tông tự lèn, hàm lượng tro bay áp dụng 50% thể tích bột. Các đặc tính được đánh giá và so sánh với bê tông tự lèn (BTTL) sử dụng cốt liệu lớn tự nhiên bao gồm tính công tác, cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, độ thấm ion clorua, độ hút nước và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với mẫu đối chứng (RBCA0) việc sử dụng 100% cốt liệu gạch đỏ tái chế có thể chế tạo bê tông tự lèn có tính công tác đáp ứng yêu cầu Châu Âu bằng cách tăng hàm lượng phụ gia siêu dẻo và sử dụng tro bay hàm lượng cao, cường độ nén giảm 13,62%, cường độ uốn giảm 19,4%, độ thấm ion clorua tăng 62%, độ hút nước tăng 39%; Đồng thời chi phí vật liệu và thi công giảm so với bê tông truyền thống (BTTT) có mác tương đương lần lượt là 5,95% và 10,04%.","PeriodicalId":510860,"journal":{"name":"Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng","volume":" 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2024-03-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Tạp chí Vật liệu và Xây dựng - Bộ Xây dựng","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.54772/jomc.02.2024.607","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Hoạt động xây dựng và cải tạo công trình đã thải ra môi trường một lượng lớn khối xây gạch đỏ. Trong khi đó các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy phế thải khối xây gạch đỏ có thể được sử dụng để làm cốt liệu cho bê tông nhằm giảm chi phí, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng gạch đỏ tái chế làm cốt liệu lớn cho bê tông tự lèn có hàm lượng tro bay cao. Nghiên cứu sử dụng 100% gạch đỏ tái chế làm cốt liệu lớn cho bê tông tự lèn, hàm lượng tro bay áp dụng 50% thể tích bột. Các đặc tính được đánh giá và so sánh với bê tông tự lèn (BTTL) sử dụng cốt liệu lớn tự nhiên bao gồm tính công tác, cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, độ thấm ion clorua, độ hút nước và hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với mẫu đối chứng (RBCA0) việc sử dụng 100% cốt liệu gạch đỏ tái chế có thể chế tạo bê tông tự lèn có tính công tác đáp ứng yêu cầu Châu Âu bằng cách tăng hàm lượng phụ gia siêu dẻo và sử dụng tro bay hàm lượng cao, cường độ nén giảm 13,62%, cường độ uốn giảm 19,4%, độ thấm ion clorua tăng 62%, độ hút nước tăng 39%; Đồng thời chi phí vật liệu và thi công giảm so với bê tông truyền thống (BTTT) có mác tương đương lần lượt là 5,95% và 10,04%.