Hoàng Đình Âu, Trần Quốc Hòa, Thân Thị Minh Nguyệt
{"title":"Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da","authors":"Hoàng Đình Âu, Trần Quốc Hòa, Thân Thị Minh Nguyệt","doi":"10.52389/ydls.v19i3.2218","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 71 bệnh nhân (BN) sỏi thận, được chụp CLVT đa dãy hệ tiết niệu trước tán sỏi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 07/2022 đến 07/2023 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thang điểm S.T.O.N.E bao gồm 5 thông số được tính từ phim CLVT trước tiêm cản quang: Kích thước sỏi (Size), chiều dài đường hầm (Tract length), tình trạng tắc nghẽn (Obstruction), số lượng đài thận mang sỏi (Number of involved calices) và tỷ trọng sỏi (Essence of stone density) được sử dụng để đối chiếu với hiệu quả tán sỏi qua da. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BN là 53,8 ± 12,3. Tỷ lệ nam/nữ = 1,54. Điểm S.T.O.N.E là 6 (n = 17), 7 (n = 16), 8 (n = 13), 9 (n = 8), 10 (n = 9), 11 (n = 5) và 12 (n = 3) có mối tương quan rất chặt chẽ với thời gian tán sỏi (r = 0,94, p=0,001) và tỷ lệ sạch sỏi sau tán (r = -0,97, p<0,001). Kết luận: Đánh giá độ phức tạp của sỏi thận bằng thang điểm S.T.O.N.E có ý nghĩa tiên lượng hiệu quả tán sỏi qua da nên cần áp dụng thường quy trước tán sỏi thận.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"45 S212","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2024-06-06","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.52389/ydls.v19i3.2218","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 71 bệnh nhân (BN) sỏi thận, được chụp CLVT đa dãy hệ tiết niệu trước tán sỏi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 07/2022 đến 07/2023 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thang điểm S.T.O.N.E bao gồm 5 thông số được tính từ phim CLVT trước tiêm cản quang: Kích thước sỏi (Size), chiều dài đường hầm (Tract length), tình trạng tắc nghẽn (Obstruction), số lượng đài thận mang sỏi (Number of involved calices) và tỷ trọng sỏi (Essence of stone density) được sử dụng để đối chiếu với hiệu quả tán sỏi qua da. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BN là 53,8 ± 12,3. Tỷ lệ nam/nữ = 1,54. Điểm S.T.O.N.E là 6 (n = 17), 7 (n = 16), 8 (n = 13), 9 (n = 8), 10 (n = 9), 11 (n = 5) và 12 (n = 3) có mối tương quan rất chặt chẽ với thời gian tán sỏi (r = 0,94, p=0,001) và tỷ lệ sạch sỏi sau tán (r = -0,97, p<0,001). Kết luận: Đánh giá độ phức tạp của sỏi thận bằng thang điểm S.T.O.N.E có ý nghĩa tiên lượng hiệu quả tán sỏi qua da nên cần áp dụng thường quy trước tán sỏi thận.