{"title":"ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ẤU TRÙNG CHÂN BÒ TỚI HIỆU QUẢ BÁM CỦA ẤU TRÙNG HÀU BỒ ĐÀO NHA (Crassostrea angulata)","authors":"Vũ Văn Sáng","doi":"10.34238/tnu-jst.7448","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ ấu trùng chân bò tới hiệu quả bám của ấu trùng hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata). Thí nghiệm được đánh giá ở các mật độ ương 60 con/L, 80 con/L và 100 con/L trong các bể nhựa có thể tích 500L. Mỗi nghiệm thức mật độ thí nghiệm được đánh giá ở 02 hình thức vật bám khác nhau là vật bám thả đáy và vật bám treo. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ ấu trùng bám ở mật độ 80 con/L là cao nhất đạt 68,76%, tiếp đến là mật độ 100 con/L đạt 50,63% và thấp nhất ở mật độ 60 con/L đạt 33,56%. Trong khi đó, tỷ lệ sống của ấu trùng ở vật bám thả đáy có kết quả tương tự so với vật bám treo và không có sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, ấu trùng hàu nên được ương cho bám ở mật độ 80 con/L cho hiệu quả ương cao nhất.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"135 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-06-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"TNU Journal of Science and Technology","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7448","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ ấu trùng chân bò tới hiệu quả bám của ấu trùng hàu Bồ Đào Nha (Crassostrea angulata). Thí nghiệm được đánh giá ở các mật độ ương 60 con/L, 80 con/L và 100 con/L trong các bể nhựa có thể tích 500L. Mỗi nghiệm thức mật độ thí nghiệm được đánh giá ở 02 hình thức vật bám khác nhau là vật bám thả đáy và vật bám treo. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 03 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ ấu trùng bám ở mật độ 80 con/L là cao nhất đạt 68,76%, tiếp đến là mật độ 100 con/L đạt 50,63% và thấp nhất ở mật độ 60 con/L đạt 33,56%. Trong khi đó, tỷ lệ sống của ấu trùng ở vật bám thả đáy có kết quả tương tự so với vật bám treo và không có sai khác ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, ấu trùng hàu nên được ương cho bám ở mật độ 80 con/L cho hiệu quả ương cao nhất.