{"title":"Chẩn đoán sự suy giảm độ cứng trong kết cấu dầm thông qua dữ liệu đường ảnh hưởng của chuyển vị","authors":"Đặng Ngọc Thúy Vy, Hồ Đức Duy, Hà Minh Tuấn","doi":"10.31814/stce.huce2023-17(3v)-04","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Nghiên cứu này trình bày về việc chẩn đoán sức khỏe kết cấu của dầm chịu tải trọng di động thông qua dữ liệu đường ảnh hưởng của chuyển vị. Ứng xử của một kết cấu dầm đồng chất dài 2,2m chịu tải trọng di động được tính toán dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Dầm được đánh giá tình trạng hư hỏng với các cấp độ bao gồm chẩn đoán sự xuất hiện, vị trí và mức độ suy giảm độ cứng. Dữ liệu chuyển vị của dầm ở trạng thái giả định không hư hỏng (trạng thái chuẩn) và trạng thái cần đánh giá hư hỏng được truy xuất từ mô hình tính toán phục vụ cho công tác đánh giá. Sau đó, hai chỉ số Root Mean Square Deviation (RMSD), và Mean Absolute Percentage Deviation (MAPD) được tính toán để đánh giá sự tương quan giữa hai đường ảnh hưởng chuyển vị dầm ở hai trạng thái khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai chỉ số đều giúp xác định sự hiện diện và vị trí của hư hỏng. Bên cạnh đó, với mục đích chẩn đoán được mức độ suy giảm độ cứng, hai chỉ số RMSD và MAPD được đề xuất cải tiến thông qua các bước chuẩn hóa, vẽ biểu đồ, khoanh vùng hư hỏng, và xác định ngưỡng hư hỏng. Kết quả của các kịch bản khảo sát trong nghiên cứu này đều có độ chính xác giữa thực tế và chẩn đoán là trên 90% và sự đồng thuận đều ở mức trung bình hoặc tốt.","PeriodicalId":17004,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - NUCE","volume":"36 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-08-24","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - NUCE","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.31814/stce.huce2023-17(3v)-04","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Nghiên cứu này trình bày về việc chẩn đoán sức khỏe kết cấu của dầm chịu tải trọng di động thông qua dữ liệu đường ảnh hưởng của chuyển vị. Ứng xử của một kết cấu dầm đồng chất dài 2,2m chịu tải trọng di động được tính toán dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Dầm được đánh giá tình trạng hư hỏng với các cấp độ bao gồm chẩn đoán sự xuất hiện, vị trí và mức độ suy giảm độ cứng. Dữ liệu chuyển vị của dầm ở trạng thái giả định không hư hỏng (trạng thái chuẩn) và trạng thái cần đánh giá hư hỏng được truy xuất từ mô hình tính toán phục vụ cho công tác đánh giá. Sau đó, hai chỉ số Root Mean Square Deviation (RMSD), và Mean Absolute Percentage Deviation (MAPD) được tính toán để đánh giá sự tương quan giữa hai đường ảnh hưởng chuyển vị dầm ở hai trạng thái khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai chỉ số đều giúp xác định sự hiện diện và vị trí của hư hỏng. Bên cạnh đó, với mục đích chẩn đoán được mức độ suy giảm độ cứng, hai chỉ số RMSD và MAPD được đề xuất cải tiến thông qua các bước chuẩn hóa, vẽ biểu đồ, khoanh vùng hư hỏng, và xác định ngưỡng hư hỏng. Kết quả của các kịch bản khảo sát trong nghiên cứu này đều có độ chính xác giữa thực tế và chẩn đoán là trên 90% và sự đồng thuận đều ở mức trung bình hoặc tốt.