{"title":"Khảo sát sự ảnh hưởng của mật ong đến tính chất của màng chitosan/gelatin","authors":"Quang Minh Trần, Ngọc Hà Lê","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.131","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Trong nghiên cứu này, màng phim trên nền chitosan/gelatin đã được chế tạo, kết hợp với nguồn mật ong tự nhiên. Màng phim từ chitosan/gelatin thu được có tính giòn và độ bền kéo khá cao. Khi tăng dần hàm lượng mật ong từ 0% đến 8% (khối lượng so với nền polymer) thì màng phim có xu hướng dẻo hơn và kèm theo độ bền kéo giảm, tuy nhiên các màng vẫn duy trì được độ bền kéo tiêu chuẩn của màng phủ vết thương. Bên cạnh đó, các kết quả độ trương tan, độ truyền qua hơi nước (Water vapor transmission rate-WVTR), kết quả FT-IR, ảnh chụp hình thái bề mặt màng (SEM) và kết quả kháng khuẩn cho thấy mật ong khi được phối trộn vào màng đã thể hiện được vai trò như một chất hóa dẻo, đồng thời vẫn thể hiện được khả năng kháng khuẩn trong màng. Hiệu quả của mật ong được thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn Gram âm Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Gram dương Stahpylococcus aureus thông qua phương pháp vòng kháng khuẩn. Kết quả cho thấy màng phim cho khả năng kháng khuẩn ở các chủng khuẩn Gram âm đã khảo sát.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"92 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-06-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Can Tho University Journal of Science","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.131","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Trong nghiên cứu này, màng phim trên nền chitosan/gelatin đã được chế tạo, kết hợp với nguồn mật ong tự nhiên. Màng phim từ chitosan/gelatin thu được có tính giòn và độ bền kéo khá cao. Khi tăng dần hàm lượng mật ong từ 0% đến 8% (khối lượng so với nền polymer) thì màng phim có xu hướng dẻo hơn và kèm theo độ bền kéo giảm, tuy nhiên các màng vẫn duy trì được độ bền kéo tiêu chuẩn của màng phủ vết thương. Bên cạnh đó, các kết quả độ trương tan, độ truyền qua hơi nước (Water vapor transmission rate-WVTR), kết quả FT-IR, ảnh chụp hình thái bề mặt màng (SEM) và kết quả kháng khuẩn cho thấy mật ong khi được phối trộn vào màng đã thể hiện được vai trò như một chất hóa dẻo, đồng thời vẫn thể hiện được khả năng kháng khuẩn trong màng. Hiệu quả của mật ong được thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn Gram âm Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Gram dương Stahpylococcus aureus thông qua phương pháp vòng kháng khuẩn. Kết quả cho thấy màng phim cho khả năng kháng khuẩn ở các chủng khuẩn Gram âm đã khảo sát.