{"title":"Khả năng hấp thu đạm, lân của sậy (Phragmites australis) trong hệ thống đất ngập nước","authors":"Đ. Nguyễn, Hoàng Đan Trương","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.110","DOIUrl":null,"url":null,"abstract":"Nước thải sơ chế gà rán công nghiệp sau khi tiền xử lý bằng ozone vẫn còn chứa một lượng đạm, lân cần được quan tâm xử lý. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng cây sậy (Phragmites australis) trồng trong hệ thống đất ngập nước chảy ngầm ngang nhằm đánh giá khả năng hấp thu lượng đạm, lân trong loại nước thải này. Thí nghiệm được bố trí gồm 01 nghiệm thức thí nghiệm và 01 nghiệm thức đối chứng (mỗi nghiệm thức có độ lặp là 03 lần). Mỗi nghiệm thức được xây dựng bằng gạch bê tông có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 8 m x 0,4 m x 0,5 m, được nạp tải 330 lít nước thải với thời gian lưu nước 03 ngày. Sau khi thí nghiệm kết thúc, sậy sinh trưởng và phát triển tốt. Chiều cao trung bình của sậy đạt 166 cm/cây. Trọng lượng tươi và khô (TLK) trung bình của sậy đạt tương ứng 83 và 23 g/cây. Hàm lượng đạm trong thân và rễ sậy đạt tương ứng 0,611±0,014% và 0,333±0,009% TLK. Hàm lượng lân trong thân và rễ sậy đạt 0,096±0,004% và 0,088±0,005% TLK. Cây sậy giúp hấp thu 11,22% đạm và 8,88% lân trong nước thải đầu vào. Nước thải sau khi xử lý bằng đất ngập nước đạt tiêu chuẩn xả thải cột B – QCVN 40:2011/BTNMT.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0000,"publicationDate":"2023-06-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":"0","resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":null,"PeriodicalName":"Can Tho University Journal of Science","FirstCategoryId":"1085","ListUrlMain":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.110","RegionNum":0,"RegionCategory":null,"ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":null,"EPubDate":"","PubModel":"","JCR":"","JCRName":"","Score":null,"Total":0}
引用次数: 0
Abstract
Nước thải sơ chế gà rán công nghiệp sau khi tiền xử lý bằng ozone vẫn còn chứa một lượng đạm, lân cần được quan tâm xử lý. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng cây sậy (Phragmites australis) trồng trong hệ thống đất ngập nước chảy ngầm ngang nhằm đánh giá khả năng hấp thu lượng đạm, lân trong loại nước thải này. Thí nghiệm được bố trí gồm 01 nghiệm thức thí nghiệm và 01 nghiệm thức đối chứng (mỗi nghiệm thức có độ lặp là 03 lần). Mỗi nghiệm thức được xây dựng bằng gạch bê tông có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 8 m x 0,4 m x 0,5 m, được nạp tải 330 lít nước thải với thời gian lưu nước 03 ngày. Sau khi thí nghiệm kết thúc, sậy sinh trưởng và phát triển tốt. Chiều cao trung bình của sậy đạt 166 cm/cây. Trọng lượng tươi và khô (TLK) trung bình của sậy đạt tương ứng 83 và 23 g/cây. Hàm lượng đạm trong thân và rễ sậy đạt tương ứng 0,611±0,014% và 0,333±0,009% TLK. Hàm lượng lân trong thân và rễ sậy đạt 0,096±0,004% và 0,088±0,005% TLK. Cây sậy giúp hấp thu 11,22% đạm và 8,88% lân trong nước thải đầu vào. Nước thải sau khi xử lý bằng đất ngập nước đạt tiêu chuẩn xả thải cột B – QCVN 40:2011/BTNMT.