Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.199
Thị Phượng Phan, Sĩ Trung Trang, Văn Hòa Nguyễn
Collagen được sử dụng rộng rãi trong các ngành y dược, thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên các nghiên cứu đã công bố chủ yếu chỉ tập trung vào thu nhận collagen dạng dịch thủy phân. Nghiên cứu này trình bày một quy trình mới thu nhận collagen dạng vảy, trước khi thủy phân thu dạng dịch từ vảy cá chẽm (Lates calcarifer). Kết quả phân tích cho thấy collagen dạng vảy có độ tinh sạch cao (hàm lượng khoáng < 1%). Phân tích phổ hồng ngoại các nhóm chức trong phân tử collagen không thay đổi sau quá trình thủy phân. Phân tích SDS-page đối với dịch thủy phân cho thấy trọng lượng phân tử của collagen thủy phân có khối lượng phân tử thấp (khoảng 10 kDa). Ngoài ra, phân tích thành phần collagen thủy phân cũng khẳng định sản phẩm có độ tinh khiết cao và chứa 17 acid amin. Từ những kết quả thu được ban đầu của nghiên cứu này cho thấy tiềm năng thu nhận collagen dạng vảy và dịch thủy phân có chất lượng tốt từ vảy cá chẽm nhằm ứng dụng trong các lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm và y dược.
{"title":"Thu nhận và tính chất của collagen dạng vảy và dịch collagen thủy phân dịch thủy phân collagen từ vảy cá chẽm (<i>Lates calcarifer</i>)","authors":"Thị Phượng Phan, Sĩ Trung Trang, Văn Hòa Nguyễn","doi":"10.53818/jfst.03.2023.199","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.199","url":null,"abstract":"Collagen được sử dụng rộng rãi trong các ngành y dược, thực phẩm và mỹ phẩm. Tuy nhiên các nghiên cứu đã công bố chủ yếu chỉ tập trung vào thu nhận collagen dạng dịch thủy phân. Nghiên cứu này trình bày một quy trình mới thu nhận collagen dạng vảy, trước khi thủy phân thu dạng dịch từ vảy cá chẽm (Lates calcarifer). Kết quả phân tích cho thấy collagen dạng vảy có độ tinh sạch cao (hàm lượng khoáng < 1%). Phân tích phổ hồng ngoại các nhóm chức trong phân tử collagen không thay đổi sau quá trình thủy phân. Phân tích SDS-page đối với dịch thủy phân cho thấy trọng lượng phân tử của collagen thủy phân có khối lượng phân tử thấp (khoảng 10 kDa). Ngoài ra, phân tích thành phần collagen thủy phân cũng khẳng định sản phẩm có độ tinh khiết cao và chứa 17 acid amin. Từ những kết quả thu được ban đầu của nghiên cứu này cho thấy tiềm năng thu nhận collagen dạng vảy và dịch thủy phân có chất lượng tốt từ vảy cá chẽm nhằm ứng dụng trong các lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm và y dược.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"29 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135131926","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.148
Mỹ Nga Tôn Nữ, Nhật Anh Nguyễn Thị, Minh Hùng Nguyễn, Dũng Trần Văn
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc bổ sung DHA Selco (DHA Protein Selco và A1 DHA Selco) làm giàu thức ăn sống lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cá hề maroon (Premnas biaculeatus). Năm nồng độ khác nhau của DHA Selco (50, 100, 150, 200 và 250 ppm) cùng một nhóm đối chứng - không được làm giàu đã được thử nghiệm. Ấu trùng cá hề maroon mới nở được ương trong các bể thủy tinh 30 lít với mật độ 1 con/lít. Luân trùng được cấp vào bể ương trong 5 ngày đầu trong khi Artemia được cấp từ ngày thứ 3 cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong thời gian 45 ngày. Kết quả cho thấy việc bổ sung DHA Selco vào thức ăn sống đã cải thiện đáng kể tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cá hề maroon so với nhóm đối chứng (P < 0,05). Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá kể trên có sự gia tăng tỷ lệ thuận với mức tăng của hàm lượng DHA Selco bổ sung, và giá trị thích hợp nhất được xác định ở mức 150 - 200 ppm. Việc tăng nồng độ làm giàu lên mức 250 ppm không mang lại sự cải thiện hơn nữa, thậm chí làm giảm kết quả ương ấu trùng. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung DHA Selco vào thức ăn sống đối với sự thành công trong ương ấu trùng cá hề maroon, và nồng độ khuyến nghị là từ 150 - 200 ppm.
{"title":"Ảnh hưởng của thức ăn sống được làm giàu DHA Selco lên kết quả ương ấu trùng cá hề maroon (<i>Premas biaculeatus</i> Bloch, 1790)","authors":"Mỹ Nga Tôn Nữ, Nhật Anh Nguyễn Thị, Minh Hùng Nguyễn, Dũng Trần Văn","doi":"10.53818/jfst.03.2023.148","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.148","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc bổ sung DHA Selco (DHA Protein Selco và A1 DHA Selco) làm giàu thức ăn sống lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cá hề maroon (Premnas biaculeatus). Năm nồng độ khác nhau của DHA Selco (50, 100, 150, 200 và 250 ppm) cùng một nhóm đối chứng - không được làm giàu đã được thử nghiệm. Ấu trùng cá hề maroon mới nở được ương trong các bể thủy tinh 30 lít với mật độ 1 con/lít. Luân trùng được cấp vào bể ương trong 5 ngày đầu trong khi Artemia được cấp từ ngày thứ 3 cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong thời gian 45 ngày. Kết quả cho thấy việc bổ sung DHA Selco vào thức ăn sống đã cải thiện đáng kể tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cá hề maroon so với nhóm đối chứng (P < 0,05). Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá kể trên có sự gia tăng tỷ lệ thuận với mức tăng của hàm lượng DHA Selco bổ sung, và giá trị thích hợp nhất được xác định ở mức 150 - 200 ppm. Việc tăng nồng độ làm giàu lên mức 250 ppm không mang lại sự cải thiện hơn nữa, thậm chí làm giảm kết quả ương ấu trùng. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung DHA Selco vào thức ăn sống đối với sự thành công trong ương ấu trùng cá hề maroon, và nồng độ khuyến nghị là từ 150 - 200 ppm.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"5 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135132068","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.188
Văn Quỳnh Bôi Nguyễn, Trần Quân Cao, Thị Toàn Thư Nguyễn
Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi ao đìa vùng đầm Nha Phu thuộc các xã Ninh Ích, Ninh Lộc và phường Ninh Hà được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023 theo phương pháp điều tra – khảo sát. Chỉ số bền vững bao gồm 19 tiêu chí xem xét theo 4 khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động này kém bền vững với chỉ số PASI (Pond Aquaculture Sustainability Index) của các xã/phường Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà và toàn khu vực nghiên cứu thấp, lần lượt bằng 33,88; 25,61; 24,45 và 26,92 so với trung bình giá trị này theo lý thuyết là 45,02; 36,41; 36,38 và 44,15. Phân tích cho thấy tính bền vững của hoạt động nuôi ao đìa thể hiện khác nhau giữa các địa phương khảo sát theo 4 khía cạnh xem xét. Ngoại trừ chỉ thị cho tính bền vững về mặt môi trường và khía cạnh xã hội đối với hoạt động nuôi ao đìa xã Ninh Ích, và chỉ thị bền vững về mặt xã hội đối với hoạt động nuôi ao đìa xã Ninh Lộc; tất cả các trường hợp đều thấp hơn khi so sánh với giá trị trung bình theo lý thuyết về mỗi khía cạnh tương ứng.
{"title":"Nghiên cứu tính bền vững hoạt động nuôi thủy sản ao đìa khu vực đầm Nha Phu: Trường hợp đối với 3 xã/phường Ninh Ích, Ninh Lộc và Ninh Hà","authors":"Văn Quỳnh Bôi Nguyễn, Trần Quân Cao, Thị Toàn Thư Nguyễn","doi":"10.53818/jfst.03.2023.188","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.188","url":null,"abstract":"Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi ao đìa vùng đầm Nha Phu thuộc các xã Ninh Ích, Ninh Lộc và phường Ninh Hà được thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023 theo phương pháp điều tra – khảo sát. Chỉ số bền vững bao gồm 19 tiêu chí xem xét theo 4 khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động này kém bền vững với chỉ số PASI (Pond Aquaculture Sustainability Index) của các xã/phường Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà và toàn khu vực nghiên cứu thấp, lần lượt bằng 33,88; 25,61; 24,45 và 26,92 so với trung bình giá trị này theo lý thuyết là 45,02; 36,41; 36,38 và 44,15. Phân tích cho thấy tính bền vững của hoạt động nuôi ao đìa thể hiện khác nhau giữa các địa phương khảo sát theo 4 khía cạnh xem xét. Ngoại trừ chỉ thị cho tính bền vững về mặt môi trường và khía cạnh xã hội đối với hoạt động nuôi ao đìa xã Ninh Ích, và chỉ thị bền vững về mặt xã hội đối với hoạt động nuôi ao đìa xã Ninh Lộc; tất cả các trường hợp đều thấp hơn khi so sánh với giá trị trung bình theo lý thuyết về mỗi khía cạnh tương ứng.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"52 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135131925","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.201
Văn Dũng Trần, Hữu Khang Nguyễn, Thị Hậu Lương, Thái Nhân Hứa, Quốc Hùng Phạm
Nghiên cứu này nhằm xác định màu bể thích hợp để cải thiện màu sắc của cá khoang cổ nemo, Amphiprion ocellaris. Cá giống (3,30 cm và 0,65 g/con) được nuôi trong các bể kính có dán giấy decal với 6 màu sắc khác nhau gồm trắng, trong, cam, xanh, tím và đen. Cá được nuôi trong hệ thống bể lọc sinh học tuần hoàn (60 lít/bể) với mật độ 15 con/bể. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với ba lần lặp trong thời gian 60 ngày. Kết quả cho thấy màu bể có ảnh hưởng đến các thông số đánh giá màu sắc (Lab, LCh) và hàm lượng carotenoids tích lũy trong cơ thể cá khoang cổ nemo. Cá được nuôi trong các bể màu xanh, trong và trắng thể hiện màu sắc vượt trội hơn so với cá được nuôi trong các bể màu cam, tím và đen (P < 0,05). Tuy nhiên, vì màu cam - đỏ (chỉ số a*) là quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng màu sắc của cá khoang cổ nemo thương mại nên bể màu xanh hoặc trong được xác định là phù hợp nhất cho nuôi loài này. Những phát hiện này nhấn mạnh vai trò của màu sắc bể trong quá trình nuôi cá khoang cổ nemo, và bể màu xanh và trong được khuyến nghị là lựa chọn tối ưu để tăng cường màu sắc rực rỡ của loài cá cảnh biển này.
{"title":"Ảnh hưởng của màu bể nuôi lên màu sắc da và hàm lượng carotenoid tích lũy ở cá khoang cổ nemo (<i>Amphiprion ocellaris</i> Cuvier, 1830)","authors":"Văn Dũng Trần, Hữu Khang Nguyễn, Thị Hậu Lương, Thái Nhân Hứa, Quốc Hùng Phạm","doi":"10.53818/jfst.03.2023.201","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.201","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này nhằm xác định màu bể thích hợp để cải thiện màu sắc của cá khoang cổ nemo, Amphiprion ocellaris. Cá giống (3,30 cm và 0,65 g/con) được nuôi trong các bể kính có dán giấy decal với 6 màu sắc khác nhau gồm trắng, trong, cam, xanh, tím và đen. Cá được nuôi trong hệ thống bể lọc sinh học tuần hoàn (60 lít/bể) với mật độ 15 con/bể. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với ba lần lặp trong thời gian 60 ngày. Kết quả cho thấy màu bể có ảnh hưởng đến các thông số đánh giá màu sắc (Lab, LCh) và hàm lượng carotenoids tích lũy trong cơ thể cá khoang cổ nemo. Cá được nuôi trong các bể màu xanh, trong và trắng thể hiện màu sắc vượt trội hơn so với cá được nuôi trong các bể màu cam, tím và đen (P < 0,05). Tuy nhiên, vì màu cam - đỏ (chỉ số a*) là quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng màu sắc của cá khoang cổ nemo thương mại nên bể màu xanh hoặc trong được xác định là phù hợp nhất cho nuôi loài này. Những phát hiện này nhấn mạnh vai trò của màu sắc bể trong quá trình nuôi cá khoang cổ nemo, và bể màu xanh và trong được khuyến nghị là lựa chọn tối ưu để tăng cường màu sắc rực rỡ của loài cá cảnh biển này.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"59 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135132075","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.182
Phi Toàn Nguyễn, Văn Thành Đỗ
Nghiên cứu, đánh giá tác động xâm hại của một số nghề khai thác đến nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An với mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý hoạt động của các đội tàu, nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển nghề cá của tỉnh theo hướng bền vững. Trên cơ sở các kết quả điều tra, nghiên cứu đối với 04 nghề khai thác hải sản vùng bờ và vùng lộng Nghệ An cho thấy, các nghề khai thác đều có tác động xâm hại đến các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế trong quá trình hoạt động. Tùy theo nghề và mùa vụ khai thác mà tỷ lệ xâm hại đến nguồn lợi của các nghề khác nhau. Mức độ xâm hại nguồn lợi trung bình theo năm của các nghề như sau: nghề lưới chụp là 94,4%, nghề lưới kéo là 87,0%, nghề lưới rê là 74,2% và nghề lồng xếp là 72%. Mức độ xâm hại đến nguồn lợi theo mùa có sự khác nhau giữa các nhóm nghề: nghề lưới kéo; nghề lưới rê có số lượng các loài/nhóm loài bị xâm hại trong mùa gió Tây Nam nhiều hơn ở mùa gió Đông Bắc. Ngược lại, nghề lưới chụp và nghề lồng xếp có tỷ lệ các loài/nhóm loài bị xâm hại trong mùa gió Đông Bắc lớn hơn trong mùa gió Tây Nam.
{"title":"Đánh giá tác động xâm hại của một số nghề khai thác đến nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An","authors":"Phi Toàn Nguyễn, Văn Thành Đỗ","doi":"10.53818/jfst.03.2023.182","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.182","url":null,"abstract":"Nghiên cứu, đánh giá tác động xâm hại của một số nghề khai thác đến nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An với mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý hoạt động của các đội tàu, nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển nghề cá của tỉnh theo hướng bền vững. Trên cơ sở các kết quả điều tra, nghiên cứu đối với 04 nghề khai thác hải sản vùng bờ và vùng lộng Nghệ An cho thấy, các nghề khai thác đều có tác động xâm hại đến các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế trong quá trình hoạt động. Tùy theo nghề và mùa vụ khai thác mà tỷ lệ xâm hại đến nguồn lợi của các nghề khác nhau. Mức độ xâm hại nguồn lợi trung bình theo năm của các nghề như sau: nghề lưới chụp là 94,4%, nghề lưới kéo là 87,0%, nghề lưới rê là 74,2% và nghề lồng xếp là 72%. Mức độ xâm hại đến nguồn lợi theo mùa có sự khác nhau giữa các nhóm nghề: nghề lưới kéo; nghề lưới rê có số lượng các loài/nhóm loài bị xâm hại trong mùa gió Tây Nam nhiều hơn ở mùa gió Đông Bắc. Ngược lại, nghề lưới chụp và nghề lồng xếp có tỷ lệ các loài/nhóm loài bị xâm hại trong mùa gió Đông Bắc lớn hơn trong mùa gió Tây Nam.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"36 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135132072","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.185
Thành Cường Lê, Thị Anh Thư Nguyễn, Hồng Cầm Văn
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm (EMS) ở tôm gây ra bởi các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen độc tố pirAB và làm thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm nuôi toàn cầu. Sử dụng vi sinh vật có lợi thay thế kháng sinh được xem là một trong số biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa AHPND cho các hệ thống nuôi tôm hiện nay. Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá tiềm năng làm chế phẩm sinh học đối kháng V. parahaemolyticus pirAB của 33 chủng Bacillus phân lập từ mẫu bùn rừng ngập mặn và tôm nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Trong số 9 chủng Bacillus có tính đối kháng, CCT-Ba9 và CCT-Ba42 tạo ra vạch đối kháng lớn nhất và có khả năng sinh enzyme ngoại bào tốt bao gồm cellulase, amylase, protease. Cả hai chủng đều được đánh giá an toàn khi cho thấy không có khả năng tan huyết. Kết quả định danh bằng đặc điểm sinh hóa và giải trình tự gen 16S rRNA xác định chúng lần lược là loài B. pumilus and B. subtilis. Cả 2 loài đều cho thấy phát triển tốt ở độ pH từ 4.0 đến 8.0 and độ mặn từ 0 đến 50‰. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng Bacillus CCT-Ba9 và CCT-Ba42 để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự bùng phát của AHPND ở tôm nuôi.
{"title":"Phân lập và tuyển chọn các dòng <i>Bacillus</i> Spp. có khả năng kiểm soát Vibrio <i>Parahemolyticus</i> gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm","authors":"Thành Cường Lê, Thị Anh Thư Nguyễn, Hồng Cầm Văn","doi":"10.53818/jfst.03.2023.185","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.185","url":null,"abstract":"Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm (EMS) ở tôm gây ra bởi các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen độc tố pirAB và làm thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm nuôi toàn cầu. Sử dụng vi sinh vật có lợi thay thế kháng sinh được xem là một trong số biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa AHPND cho các hệ thống nuôi tôm hiện nay. Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá tiềm năng làm chế phẩm sinh học đối kháng V. parahaemolyticus pirAB của 33 chủng Bacillus phân lập từ mẫu bùn rừng ngập mặn và tôm nuôi tại tỉnh Khánh Hòa. Trong số 9 chủng Bacillus có tính đối kháng, CCT-Ba9 và CCT-Ba42 tạo ra vạch đối kháng lớn nhất và có khả năng sinh enzyme ngoại bào tốt bao gồm cellulase, amylase, protease. Cả hai chủng đều được đánh giá an toàn khi cho thấy không có khả năng tan huyết. Kết quả định danh bằng đặc điểm sinh hóa và giải trình tự gen 16S rRNA xác định chúng lần lược là loài B. pumilus and B. subtilis. Cả 2 loài đều cho thấy phát triển tốt ở độ pH từ 4.0 đến 8.0 and độ mặn từ 0 đến 50‰. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng Bacillus CCT-Ba9 và CCT-Ba42 để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự bùng phát của AHPND ở tôm nuôi.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"19 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135132253","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.202
Quốc Huy Phạm, Bảo Chương Trần, Văn Hùng Cao, Phước Triệu Nguyễn
Cá đục Sillago sihama là loài cá đáy thuộc họ Sillaginidae, được thu mẫu tại các bến cá thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Tổng số mẫu thu được là 1.568 cá thể có chiều dài phân bố từ 91mm đến 245mm và chiều dài trung bình đạt 150mm. Chiều dài cơ thể cá lần đầu tham gia quá trình sinh sản là 139mm (chung đối với cả cá đực và cá cái). Giá trị chiều dài vô cùng (L∞) là 252mm, trong khi số mẫu lớn nhất quan sát được là 245mm cho thấy chiều dài lớn nhất của cá chưa bị khai thác. Tỉ lệ thành thục sinh dục của cá đục cao nhất bắt gặp vào tháng 2 (chiếm gần 90% tổng số cá thể), tiếp theo là tháng 5, 9, 10 và thấp nhất là các tháng 8, 11 và 12. Tỉ lệ tử vong tự nhiên (M) là 1,21, tỉ lệ tử vong do khai thác (F) là 0,71 và tỉ lệ tử vong chung (Z) là 1,92 trong khi hệ số khai thác (E) là 0,37. Điều này cho thấy, áp lực của hoạt động khai thác lên quần thể cá đục ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu mặc dù chưa quá mức cho phép, tuy nhiên cũng cần có các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của áp lực khai thác đến quần thể này.
{"title":"Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của cá đục - <i>Sillago sihama </i> (Forsskal, 1775) ở vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu","authors":"Quốc Huy Phạm, Bảo Chương Trần, Văn Hùng Cao, Phước Triệu Nguyễn","doi":"10.53818/jfst.03.2023.202","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.202","url":null,"abstract":"Cá đục Sillago sihama là loài cá đáy thuộc họ Sillaginidae, được thu mẫu tại các bến cá thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Tổng số mẫu thu được là 1.568 cá thể có chiều dài phân bố từ 91mm đến 245mm và chiều dài trung bình đạt 150mm. Chiều dài cơ thể cá lần đầu tham gia quá trình sinh sản là 139mm (chung đối với cả cá đực và cá cái). Giá trị chiều dài vô cùng (L∞) là 252mm, trong khi số mẫu lớn nhất quan sát được là 245mm cho thấy chiều dài lớn nhất của cá chưa bị khai thác. Tỉ lệ thành thục sinh dục của cá đục cao nhất bắt gặp vào tháng 2 (chiếm gần 90% tổng số cá thể), tiếp theo là tháng 5, 9, 10 và thấp nhất là các tháng 8, 11 và 12. Tỉ lệ tử vong tự nhiên (M) là 1,21, tỉ lệ tử vong do khai thác (F) là 0,71 và tỉ lệ tử vong chung (Z) là 1,92 trong khi hệ số khai thác (E) là 0,37. Điều này cho thấy, áp lực của hoạt động khai thác lên quần thể cá đục ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu mặc dù chưa quá mức cho phép, tuy nhiên cũng cần có các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của áp lực khai thác đến quần thể này.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"2 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135131927","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.141
Phú Trần Đức, Hiển Nguyễn Thị
Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác của nghề lưới mành tại TP Phan Thiết giúp các nhà quản lý nắm thông tin về nghề lưới mành, từ đó có giải pháp quản lý phù hợp với các nghề khai thác vùng ven bờ. Điều tra số liệu ở các cơ quan quản lý về thủy sản, các chủ tàu, thuyền trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tàu thuyền khai thác nghề mành của TP. Phan Thiết có 84 chiếc/ 183 chiếc của tỉnh Bình Thuận; Năng suất khai thác trung bình đạt được là 440±155 kg/tàu/ngày đối với nhóm tàu từ 12-<15m và 565±166 kg/tàu/ngày đối với nhóm tàu từ 15-<24m; Doanh thu/ngày trung bình là 12,30±5,23 triệu đồng ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m và 9,53±3,53 triệu đồng ở nhóm tàu từ 15-<24m, doanh thu ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m cao hơn nhóm tàu 15-<24m; Chi phí/ngày trung bình là 4,55±0,64 triệu đồng ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m và 4,15±0,66 triệu đồng ở nhóm tàu từ 15-<24m, chi phí ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m cao hơn nhóm tàu 15-<24m; Lợi nhuận/ngày trung bình là 7,75±4,87 triệu đồng ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m và 5,38±3,27 triệu đồng ở nhóm tàu từ 15-<24m.
{"title":"Thực trạng và hiệu quả sản xuất của nghề lưới mành tại thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận","authors":"Phú Trần Đức, Hiển Nguyễn Thị","doi":"10.53818/jfst.03.2023.141","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.141","url":null,"abstract":"Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác của nghề lưới mành tại TP Phan Thiết giúp các nhà quản lý nắm thông tin về nghề lưới mành, từ đó có giải pháp quản lý phù hợp với các nghề khai thác vùng ven bờ. Điều tra số liệu ở các cơ quan quản lý về thủy sản, các chủ tàu, thuyền trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tàu thuyền khai thác nghề mành của TP. Phan Thiết có 84 chiếc/ 183 chiếc của tỉnh Bình Thuận; Năng suất khai thác trung bình đạt được là 440±155 kg/tàu/ngày đối với nhóm tàu từ 12-<15m và 565±166 kg/tàu/ngày đối với nhóm tàu từ 15-<24m; Doanh thu/ngày trung bình là 12,30±5,23 triệu đồng ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m và 9,53±3,53 triệu đồng ở nhóm tàu từ 15-<24m, doanh thu ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m cao hơn nhóm tàu 15-<24m; Chi phí/ngày trung bình là 4,55±0,64 triệu đồng ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m và 4,15±0,66 triệu đồng ở nhóm tàu từ 15-<24m, chi phí ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m cao hơn nhóm tàu 15-<24m; Lợi nhuận/ngày trung bình là 7,75±4,87 triệu đồng ở nhóm tàu có chiều dài từ 12-<15m và 5,38±3,27 triệu đồng ở nhóm tàu từ 15-<24m.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"18 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135132071","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-09-30DOI: 10.53818/jfst.03.2023.186
Thị Anh Thư Nguyễn, Hồng Cầm Văn, Thành Cường Lê
Bệnh phát sáng là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng. Bệnh do vi khuẩn phát sáng gây ra, và phổ biến hơn hết là do nhóm vi khuẩn Vibrios spp, trong đó Vibrio campbellii gây ra bệnh phát sáng có thể gây chết tôm với tỷ lệ cao. Nghiên cứu phân lập được 15 chủng phát sáng từ tôm thẻ và tôm sú giai đoạn ấu trùng nuôi ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó có 3 chủng vi khuẩn phát sáng V. campbellii (kí hiệu V1, V5 và V6) được định danh bằng cặp mồi chuyên biệt khuếch đại gen toxR cho chủng V. campbellii. Ngoài ra, chủng BALOs BL1 được phân lập từ ruột tôm thẻ khỏe mạnh được xác định thuộc chi Bdellovibrionaceae. Sau khi tiến hành thử nghiệm, BL1 có khả năng làm tan được chủng V1 và V6 trong môi trưởng lỏng sau 21 ngày và và trên đĩa thạch hai lớp sau 7 ngày. Nhưng chủng BL1 không làm tan được chủng V5. Kết quả nghiên cứu mở ra khả năng ứng dụng các chủng BALOs trong kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
{"title":"<i>Bdelovibrio</i> BL1 có khả năng làm tan <i>Vibrio Campbellii</i> phát sáng phân lập từ tôm post nuôi","authors":"Thị Anh Thư Nguyễn, Hồng Cầm Văn, Thành Cường Lê","doi":"10.53818/jfst.03.2023.186","DOIUrl":"https://doi.org/10.53818/jfst.03.2023.186","url":null,"abstract":"Bệnh phát sáng là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng. Bệnh do vi khuẩn phát sáng gây ra, và phổ biến hơn hết là do nhóm vi khuẩn Vibrios spp, trong đó Vibrio campbellii gây ra bệnh phát sáng có thể gây chết tôm với tỷ lệ cao. Nghiên cứu phân lập được 15 chủng phát sáng từ tôm thẻ và tôm sú giai đoạn ấu trùng nuôi ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó có 3 chủng vi khuẩn phát sáng V. campbellii (kí hiệu V1, V5 và V6) được định danh bằng cặp mồi chuyên biệt khuếch đại gen toxR cho chủng V. campbellii. Ngoài ra, chủng BALOs BL1 được phân lập từ ruột tôm thẻ khỏe mạnh được xác định thuộc chi Bdellovibrionaceae. Sau khi tiến hành thử nghiệm, BL1 có khả năng làm tan được chủng V1 và V6 trong môi trưởng lỏng sau 21 ngày và và trên đĩa thạch hai lớp sau 7 ngày. Nhưng chủng BL1 không làm tan được chủng V5. Kết quả nghiên cứu mở ra khả năng ứng dụng các chủng BALOs trong kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.","PeriodicalId":498268,"journal":{"name":"Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang","volume":"46 1","pages":"0"},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-09-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"135132076","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}