Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4784
DƯƠNG THẢO VI, HỨA TRƯỜNG CHINH, NGUYỄN NGỌC ẨN, NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH, PHẠM TẤN VIỆT
Các protease có nguồn gốc từ xạ khuẩn thường được chứng minh có nhiều đặc tính sinh học nổi bật. Trong nghiên cứu này, 24/30 chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất có khả năng sinh tổng hợp protease ngoại bào đã được ghi nhận. Trong các chủng xạ khuẩn đó, Streptomyces sp. CNXK72 và Streptomyces sp. CNXK100 thể hiện khả năng sản xuất protease mạnh nhất với độ lớn vòng phân giải lần lượt là 27,0±0,8 mm và 23,3±0,5 mm. Kết quả phân tích đặc điểm đại thể, vi thể và trình tự vùng gen mã hóa cho 16S rRNA cho thấy hai chủng này có mối quan hệ gần gũi lần lượt với Streptomyces odorifer (99,65%) và Streptomyces ginkgonis (99,86%). Protease được thu nhận từ CNXK72 có khả năng hoạt động trong khoảng 30-80°C, pH 4,0-10,0, hoạt tính tốt nhất ở 55°C, pH 7,0 trong đệm Tris-base. Bên cạnh đó, protease có nguồn gốc từ CNXK100 có phổ hoạt động trong khoảng 30-100°C, pH4,0-10,0 và thể hiện hoạt tính tốt nhất ở 75°C, pH 6,0-9,0 trong đệm Phosphate và Tris-base. Hoạt tính protease của chủng này cao gấp 5,6 lần khi so với protease được sinh tổng hợp bởi CNXK72. Khả năng thủy phân cơ chất tốt ở nhiệt độ cao và khoảng pH rộng cho thấy tiềm năng ứng dụng trong các ngành công nghiệp chất tẩy rửa và công nghiệp thuộc da của hai protease này.
{"title":"KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA HAI LOẠI PROTEASE NGOẠI BÀO TỪ Streptomyces","authors":"DƯƠNG THẢO VI, HỨA TRƯỜNG CHINH, NGUYỄN NGỌC ẨN, NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH, PHẠM TẤN VIỆT","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4784","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4784","url":null,"abstract":"Các protease có nguồn gốc từ xạ khuẩn thường được chứng minh có nhiều đặc tính sinh học nổi bật. Trong nghiên cứu này, 24/30 chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất có khả năng sinh tổng hợp protease ngoại bào đã được ghi nhận. Trong các chủng xạ khuẩn đó, Streptomyces sp. CNXK72 và Streptomyces sp. CNXK100 thể hiện khả năng sản xuất protease mạnh nhất với độ lớn vòng phân giải lần lượt là 27,0±0,8 mm và 23,3±0,5 mm. Kết quả phân tích đặc điểm đại thể, vi thể và trình tự vùng gen mã hóa cho 16S rRNA cho thấy hai chủng này có mối quan hệ gần gũi lần lượt với Streptomyces odorifer (99,65%) và Streptomyces ginkgonis (99,86%). Protease được thu nhận từ CNXK72 có khả năng hoạt động trong khoảng 30-80°C, pH 4,0-10,0, hoạt tính tốt nhất ở 55°C, pH 7,0 trong đệm Tris-base. Bên cạnh đó, protease có nguồn gốc từ CNXK100 có phổ hoạt động trong khoảng 30-100°C, pH4,0-10,0 và thể hiện hoạt tính tốt nhất ở 75°C, pH 6,0-9,0 trong đệm Phosphate và Tris-base. Hoạt tính protease của chủng này cao gấp 5,6 lần khi so với protease được sinh tổng hợp bởi CNXK72. Khả năng thủy phân cơ chất tốt ở nhiệt độ cao và khoảng pH rộng cho thấy tiềm năng ứng dụng trong các ngành công nghiệp chất tẩy rửa và công nghiệp thuộc da của hai protease này.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"46 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81335576","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4789
ĐINH ĐẠI GÁI, NGUYỄN BÙI MỸ LINH, LÂM VĂN HÀ, LÊ TRƯỜNG SƠN
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực của chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến sự sinh trưởng và năng suất của cây Cải ngọt Brassica integrifolia (H.West) O.E.Schulz trên đất xám tại tỉnh Bình Dương. Đề tài được tiến hành thực nghiệm trên đồng ruộng với 6 nghiệm thức, trong đó 01 đối chứng và 5 nghiệm thức có nồng độ chế phẩm lần lượt là: 1/400, 1/500, 1/600, 1/700 và 1/800; thiết kế thí nghiệm theo Khối ngẫu nhiên hoàn toàn đầy đủ (RCBD). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE có tác dụng làm tăng chiều dài, độ rộng của lá, số lá, dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cây cải ngọt; Bên cạnh đó, chế phẩm có tác động giảm chỉ số bệnh thối nhũn trên cây Cải ngọt, tuy nhiên chưa thể hiện rõ nét, cần có các nghiên cứu khác sâu hơn. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE đối với các loại rau khác, qua đó xác định được khoảng liều lượng thích hợp sử dụng cho từng loại rau.
{"title":"ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM CA-OLIGOCHITOSAN-AMIN-TE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CẢI NGỌT BRASSICA INTEGRIFOLIA (H.WEST) O.E.SCHULZ TRÊN ĐẤT XÁM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG","authors":"ĐINH ĐẠI GÁI, NGUYỄN BÙI MỸ LINH, LÂM VĂN HÀ, LÊ TRƯỜNG SƠN","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4789","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4789","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực của chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến sự sinh trưởng và năng suất của cây Cải ngọt Brassica integrifolia (H.West) O.E.Schulz trên đất xám tại tỉnh Bình Dương. Đề tài được tiến hành thực nghiệm trên đồng ruộng với 6 nghiệm thức, trong đó 01 đối chứng và 5 nghiệm thức có nồng độ chế phẩm lần lượt là: 1/400, 1/500, 1/600, 1/700 và 1/800; thiết kế thí nghiệm theo Khối ngẫu nhiên hoàn toàn đầy đủ (RCBD). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE có tác dụng làm tăng chiều dài, độ rộng của lá, số lá, dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cây cải ngọt; Bên cạnh đó, chế phẩm có tác động giảm chỉ số bệnh thối nhũn trên cây Cải ngọt, tuy nhiên chưa thể hiện rõ nét, cần có các nghiên cứu khác sâu hơn. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE đối với các loại rau khác, qua đó xác định được khoảng liều lượng thích hợp sử dụng cho từng loại rau.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"55 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"85589980","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4778
TRẦN THỊ NGỌC THẢO, CAO THANH NHÀN, PHẠM HẢI ĐỊNH, TRẦN THẢO QUỲNH NGÂN
Trong báo cáo này, vật liệu composite cellulose/Ni (Cellulose/Ni) được tập trung nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng như vật liệu xúc tác cho phản ứng oxi hóa điện hóa urea trong môi trường kiềm. Cellulose được tách từ vỏ cam, một phế phẩm trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, bằng phương pháp phân hủy sinh học trong môi trường nước dừa. Sau đó, các hạt Ni được cố định trên nền cellulose bằng chất khử NaBH4. Tính chất của vật liệu Celluse/Ni được khảo sát bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) để xác định hình thái, cấu trúc của bột giấy sau khi đã tổng hợp. Hoạt tính điện hóa của vật liệu xúc tác điện hóa cellulose/Ni được đo bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry – CV). Kết quả cho thấy vật liệu composite cellulose/Ni thể hiện khả năng xúc tác điện hóa đối với urea trong môi trường kiềm. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc phát triển vật liệu, cũng như việc tận dụng nguồn chất thải trong ứng dụng vật liệu xúc tác cho phản ứng điện hóa urea.
{"title":"NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU COMPOSITE CELLULOSE-NICKEL CHO PHẢN ỨNG OXI HÓA ĐIỆN HÓA ĐỐI VỚI UREA","authors":"TRẦN THỊ NGỌC THẢO, CAO THANH NHÀN, PHẠM HẢI ĐỊNH, TRẦN THẢO QUỲNH NGÂN","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4778","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4778","url":null,"abstract":"Trong báo cáo này, vật liệu composite cellulose/Ni (Cellulose/Ni) được tập trung nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng như vật liệu xúc tác cho phản ứng oxi hóa điện hóa urea trong môi trường kiềm. Cellulose được tách từ vỏ cam, một phế phẩm trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, bằng phương pháp phân hủy sinh học trong môi trường nước dừa. Sau đó, các hạt Ni được cố định trên nền cellulose bằng chất khử NaBH4. Tính chất của vật liệu Celluse/Ni được khảo sát bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) để xác định hình thái, cấu trúc của bột giấy sau khi đã tổng hợp. Hoạt tính điện hóa của vật liệu xúc tác điện hóa cellulose/Ni được đo bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry – CV). Kết quả cho thấy vật liệu composite cellulose/Ni thể hiện khả năng xúc tác điện hóa đối với urea trong môi trường kiềm. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc phát triển vật liệu, cũng như việc tận dụng nguồn chất thải trong ứng dụng vật liệu xúc tác cho phản ứng điện hóa urea.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"36 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87468468","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4785
NGUYỄN THỊ NGẦN
Dịch chiết phenolic tổng từ vỏ lụa hạt điều (Anacardium occidentale Linn) đã được sử dụng để bảo quản mận An Phước với phương pháp nhúng, dịch nhúng gồm 1,5% xanthan/guar gum có bổ sung dịch chiết phenolic từ vỏ lụa hạt điều với các nồng độ 0%; 0,01%, với mẫu đối chứng là táo không phủ dịch nhúng. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 4oC, thời gian bảo quản là 21 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá trong quá trình bảo quản là sự hao hụt khối lượng, sự biến đổi màu sắc, độ cứng, hàm lượng axit tổng, hàm lương phenolic tổng (TPC), đánh giá cảm quan. Kết quả cho thấy, sau 21 ngày bảo quản, mận được bảo quản bằng dịch nhúng có bổ sung dịch chiết phenolic 0,01% thu được kết quả tốt nhất hàm lượng axit tổng giảm không đáng kể (0,192%), hàm lượng TPC có sự thay đổi thấp nhất trong ba mẫu kể từ thời điểm có hàm lượng TPC lớn nhất (tăng 39,39%), sự biến đổi màu sắc thấp nhất (∆E=8,86), sự hao hụt khối lượng thấp nhất (26,75%), sự biến đổi độ cứng thấp nhất (1,08 N) trong 3 thí nghiệm. Từ đó cho thấy hiệu quả của việc bảo quản mận An Phước sử dụng phương pháp nhúng xanthan/guar gum có bổ sung dịch chiết phenolic từ vỏ lụa hạt điều.
{"title":"BẢO QUẢN MẬN AN PHƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÚNG CÓ BỔ SUNG DỊCH CHIÊT PHENOLIC TỪ VỎ LỤA HẠT ĐIỀU","authors":"NGUYỄN THỊ NGẦN","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4785","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4785","url":null,"abstract":"Dịch chiết phenolic tổng từ vỏ lụa hạt điều (Anacardium occidentale Linn) đã được sử dụng để bảo quản mận An Phước với phương pháp nhúng, dịch nhúng gồm 1,5% xanthan/guar gum có bổ sung dịch chiết phenolic từ vỏ lụa hạt điều với các nồng độ 0%; 0,01%, với mẫu đối chứng là táo không phủ dịch nhúng. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ 4oC, thời gian bảo quản là 21 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá trong quá trình bảo quản là sự hao hụt khối lượng, sự biến đổi màu sắc, độ cứng, hàm lượng axit tổng, hàm lương phenolic tổng (TPC), đánh giá cảm quan. Kết quả cho thấy, sau 21 ngày bảo quản, mận được bảo quản bằng dịch nhúng có bổ sung dịch chiết phenolic 0,01% thu được kết quả tốt nhất hàm lượng axit tổng giảm không đáng kể (0,192%), hàm lượng TPC có sự thay đổi thấp nhất trong ba mẫu kể từ thời điểm có hàm lượng TPC lớn nhất (tăng 39,39%), sự biến đổi màu sắc thấp nhất (∆E=8,86), sự hao hụt khối lượng thấp nhất (26,75%), sự biến đổi độ cứng thấp nhất (1,08 N) trong 3 thí nghiệm. Từ đó cho thấy hiệu quả của việc bảo quản mận An Phước sử dụng phương pháp nhúng xanthan/guar gum có bổ sung dịch chiết phenolic từ vỏ lụa hạt điều.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"55 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"82842054","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4775
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, NGUYỄN XUÂN TÒNG
Bụi thải từ các cơ sở gia công đánh bóng đồng thau có hàm lượng đồng cao, có giá trị kinh tế cần phải thu hồi. Hòa tan đồng từ bụi thải trong gia công đồng thau dựa trên phản ứng Fenton là một giải pháp thủy luyện rất đáng quan tâm vì lợi ích kinh tế và môi trường. Phương pháp thiết kế thí nghiệm được sử dụng để xác định các thông số phù hợp bao gồm pH, hàm lượng Fe2+, tốc độ khuấy và hàm lượng H2O2 cho quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau. Các mô hình động học và các các thông số động học cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất hòa tan đồng đạt 97%, cùng với các hằng số vận tốc hòa tan lớn nhất trong quá trình phản ứng xảy ra tại pH 1, [Fe2+] 0,1M, tốc độ khuấy 60 vòng/phút, hàm lượng H2O2 1,8% với lưu lượng 1 mL/phút, trong 2 giờ khảo sát. Dữ liệu động học đã cho thấy có thể sử dụng mô hình động học bậc 1 để giải thích động học quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau và cơ chế của quá trình được kiểm sáo theo cơ chế phản ứng hóa học bề mặt. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quá trình Fenton có thể sử dụng để hòa tan đồng từ bụi đồng thau làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo như điện phân thu hồi đồng kim loại hay sản xuất hóa chất.
{"title":"SỬ DỤNG QUY TRÌNH FENTON HÒA TAN BỤI ĐỒNG THAU: NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH HÒA TAN ĐỒNG","authors":"NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, NGUYỄN XUÂN TÒNG","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4775","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4775","url":null,"abstract":"Bụi thải từ các cơ sở gia công đánh bóng đồng thau có hàm lượng đồng cao, có giá trị kinh tế cần phải thu hồi. Hòa tan đồng từ bụi thải trong gia công đồng thau dựa trên phản ứng Fenton là một giải pháp thủy luyện rất đáng quan tâm vì lợi ích kinh tế và môi trường. Phương pháp thiết kế thí nghiệm được sử dụng để xác định các thông số phù hợp bao gồm pH, hàm lượng Fe2+, tốc độ khuấy và hàm lượng H2O2 cho quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau. Các mô hình động học và các các thông số động học cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất hòa tan đồng đạt 97%, cùng với các hằng số vận tốc hòa tan lớn nhất trong quá trình phản ứng xảy ra tại pH 1, [Fe2+] 0,1M, tốc độ khuấy 60 vòng/phút, hàm lượng H2O2 1,8% với lưu lượng 1 mL/phút, trong 2 giờ khảo sát. Dữ liệu động học đã cho thấy có thể sử dụng mô hình động học bậc 1 để giải thích động học quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau và cơ chế của quá trình được kiểm sáo theo cơ chế phản ứng hóa học bề mặt. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quá trình Fenton có thể sử dụng để hòa tan đồng từ bụi đồng thau làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo như điện phân thu hồi đồng kim loại hay sản xuất hóa chất.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"15 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87345348","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4786
NGUYỄN NGỌC ẨN, NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH, TRƯƠNG VÕ ANH DŨNG, GIẢNG DUY TÂN, PHẠM TẤN VIỆT
Tầm quan trọng của nấm dược liệu được khẳng định trong lĩnh vực y học từ nhiều thế kỷ qua. Các nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm linh chi được thực hiện ngày càng nhiều, điều này tạo cơ sở cho việc phát triển công nghệ nuôi trồng của nhóm nấm này. Nấm quế linh Humphreya endertii được phát hiện trong những năm gần đây tại vườn quốc gia Cát Tiên và vườn quốc gia Phước Bình đã được xác định là loài nấm có giá trị dược liệu cao và cần được mở rộng sản xuất. Trong nghiên cứu này, các điều kiện nhân giống nấm quế linh đã được xác định với môi trường nhân giống cấp 1 được điều chỉnh từ môi trường PDA với dịch chiết từ 200g khoai lang/L nước thay cho khoai tây và pH 7,0. Môi trường nhân giống meo hạt cấp 2 cho kết quả tốt nhất với môi trường lúa bổ sung 2,5% cám gạo, 2,5% cám bắp và 0,5% pepton. Đồng thời, môi trường nhân giống cấp 3 với cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung 5,0% cám gạo, 0,5% urea, 0,1% MgSO4 là môi trường giá môi thuận lợi cho sự dòng hóa cơ chất của hệ sợi tơ nấm quế linh. Như vậy, các môi trường thích hợp cho sự nhân giống các cấp của nấm quế linh đã được xác định và là cơ sở để phát triển công nghệ nuôi trồng loại nấm này trong tương lai.
{"title":"KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN NHÂN GIỐNG NẤM QUẾ LINH Humphreya endertii TỪ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH","authors":"NGUYỄN NGỌC ẨN, NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH, TRƯƠNG VÕ ANH DŨNG, GIẢNG DUY TÂN, PHẠM TẤN VIỆT","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4786","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4786","url":null,"abstract":"Tầm quan trọng của nấm dược liệu được khẳng định trong lĩnh vực y học từ nhiều thế kỷ qua. Các nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm linh chi được thực hiện ngày càng nhiều, điều này tạo cơ sở cho việc phát triển công nghệ nuôi trồng của nhóm nấm này. Nấm quế linh Humphreya endertii được phát hiện trong những năm gần đây tại vườn quốc gia Cát Tiên và vườn quốc gia Phước Bình đã được xác định là loài nấm có giá trị dược liệu cao và cần được mở rộng sản xuất. Trong nghiên cứu này, các điều kiện nhân giống nấm quế linh đã được xác định với môi trường nhân giống cấp 1 được điều chỉnh từ môi trường PDA với dịch chiết từ 200g khoai lang/L nước thay cho khoai tây và pH 7,0. Môi trường nhân giống meo hạt cấp 2 cho kết quả tốt nhất với môi trường lúa bổ sung 2,5% cám gạo, 2,5% cám bắp và 0,5% pepton. Đồng thời, môi trường nhân giống cấp 3 với cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung 5,0% cám gạo, 0,5% urea, 0,1% MgSO4 là môi trường giá môi thuận lợi cho sự dòng hóa cơ chất của hệ sợi tơ nấm quế linh. Như vậy, các môi trường thích hợp cho sự nhân giống các cấp của nấm quế linh đã được xác định và là cơ sở để phát triển công nghệ nuôi trồng loại nấm này trong tương lai.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"25 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"72885906","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4787
LÊ VIỆT THẮNG
Hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ngày càng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, một trong những thủ phủ của ngành nuôi tôm cả nước, dẫn đến quá trình chuyển đổi giữa các mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh (TC-BTC) sang STC. Đây là các mô hình nuôi tôm nước mặn, lợ có ảnh hưởng chính đến môi trường nước tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của bài báo này là: Đánh giá so sánh chất lượng môi trường nước thải và bùn thải phát sinh giữa mô hình tôm nuôi STC và TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và công tác quản lý môi trường của hai mô hình dựa trên kết quả lấy mẫu phân tích tại 120 cơ sở (STC: 60; TC-BTC: 60) và kết hợp khảo sát, thu thập thông tin bằng phiếu điều tra tại 286 cơ sở/hộ nuôi tôm trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy: (1) Nồng độ các thông số chất lượng nước thải ở ao nuôi tôm mô hình TC-BTC cao hơn so với mô hình STC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình được biểu thị ở thông số pH và TSS; (2) Sự tích luỹ vật chất hữu cơ và vô cơ trong bùn thải ao nuôi STC ở các thông số T-N, T-P, TOC cao hơn so với ao nuôi TC-BTC, thể hiện ở giá trị phân vị thứ 75, nhưng không nhiều và không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình được biểu hiện ở các chỉ tiêu Độ mặn và As; và (3) Về quản lý môi trường nước ao nuôi có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình, trong đó tỷ lệ hộ có xy phông đáy ao, tỷ lệ hộ có biện pháp xử lý nước thải ao nuôi và tuần hoàn tái sử dụng nước ao nuôi tại mô hình nuôi STC cao hơn hẳn mô hình TC-BTC. Do đó, xu hướng chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm TC-BTC sang mô hình STC áp dụng công nghệ cao cần được khuyến khích phát triển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở phát triển bền vững giữa lợi ích kinh tế và môi trường.
{"title":"SO SÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG GIỮA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH VÀ THÂM CANH – BÁN THÂM CANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU","authors":"LÊ VIỆT THẮNG","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4787","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4787","url":null,"abstract":"Hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ngày càng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, một trong những thủ phủ của ngành nuôi tôm cả nước, dẫn đến quá trình chuyển đổi giữa các mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh (TC-BTC) sang STC. Đây là các mô hình nuôi tôm nước mặn, lợ có ảnh hưởng chính đến môi trường nước tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của bài báo này là: Đánh giá so sánh chất lượng môi trường nước thải và bùn thải phát sinh giữa mô hình tôm nuôi STC và TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và công tác quản lý môi trường của hai mô hình dựa trên kết quả lấy mẫu phân tích tại 120 cơ sở (STC: 60; TC-BTC: 60) và kết hợp khảo sát, thu thập thông tin bằng phiếu điều tra tại 286 cơ sở/hộ nuôi tôm trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy: (1) Nồng độ các thông số chất lượng nước thải ở ao nuôi tôm mô hình TC-BTC cao hơn so với mô hình STC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình được biểu thị ở thông số pH và TSS; (2) Sự tích luỹ vật chất hữu cơ và vô cơ trong bùn thải ao nuôi STC ở các thông số T-N, T-P, TOC cao hơn so với ao nuôi TC-BTC, thể hiện ở giá trị phân vị thứ 75, nhưng không nhiều và không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình được biểu hiện ở các chỉ tiêu Độ mặn và As; và (3) Về quản lý môi trường nước ao nuôi có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình, trong đó tỷ lệ hộ có xy phông đáy ao, tỷ lệ hộ có biện pháp xử lý nước thải ao nuôi và tuần hoàn tái sử dụng nước ao nuôi tại mô hình nuôi STC cao hơn hẳn mô hình TC-BTC. Do đó, xu hướng chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm TC-BTC sang mô hình STC áp dụng công nghệ cao cần được khuyến khích phát triển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở phát triển bền vững giữa lợi ích kinh tế và môi trường.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"57 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78963211","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4777
ĐỖ QUÝ DIỄM, BÙI DUY TUYÊN, Nguyễn Văn Sơn, VÕ THÀNH CÔNG
Trong nghiên cứu, vỏ sắn phế phẩm được nhiệt hóa yếm khí tại nhiệt độ 600 0C trong 1 giờ thu được than sinh học, ký hiệu mẫu BC-S để ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh methylene. Các đặc tính hình thái và cấu trúc bề mặt của BC-S được đo đạc bằng phương pháp phân tích hiện đại như là kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), và Brunauer-Emmett-Teller (BET). Dựa trên kết quả phân tích cho thấy rằng hình thái bề mặt của BC-S ở dạng các hạt phẳng xếp chồng lên nhau, chứa nhiều hóc, kích thước hạt trung bình 10 µm. Cấu trúc BC-S tồn tại dạng tinh thể carbon graphite chứa các nhóm dao động C-H, C=C, S=O, N-H, CO, và OH là các peak đặc trưng của than sinh học có diện tích bề mặt riêng là 2,66 m2/g. Trong ứng dụng BC-S làm chất hấp phụ màu xanh methylene, khảo sát khả năng hấp phụ màu cho kết quả khả năng hấp phụ cực đại là 5,10 mg MB/g BC-S. Các kết quả cho thấy có thể sử dụng BC-S làm chất hấp phụ xử lý nước thải mang màu rộng rãi ở quy mô công nghiệp.
{"title":"CHẾ TẠO THAN SINH HỌC TỪ VỎ SẮN PHẾ PHẨM ỨNG DỤNG LÀM CHẤT HẤP PHỤ MÀU XANH METHYLENE TRONG NƯỚC THẢI","authors":"ĐỖ QUÝ DIỄM, BÙI DUY TUYÊN, Nguyễn Văn Sơn, VÕ THÀNH CÔNG","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4777","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4777","url":null,"abstract":"Trong nghiên cứu, vỏ sắn phế phẩm được nhiệt hóa yếm khí tại nhiệt độ 600 0C trong 1 giờ thu được than sinh học, ký hiệu mẫu BC-S để ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh methylene. Các đặc tính hình thái và cấu trúc bề mặt của BC-S được đo đạc bằng phương pháp phân tích hiện đại như là kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), và Brunauer-Emmett-Teller (BET). Dựa trên kết quả phân tích cho thấy rằng hình thái bề mặt của BC-S ở dạng các hạt phẳng xếp chồng lên nhau, chứa nhiều hóc, kích thước hạt trung bình 10 µm. Cấu trúc BC-S tồn tại dạng tinh thể carbon graphite chứa các nhóm dao động C-H, C=C, S=O, N-H, CO, và OH là các peak đặc trưng của than sinh học có diện tích bề mặt riêng là 2,66 m2/g. Trong ứng dụng BC-S làm chất hấp phụ màu xanh methylene, khảo sát khả năng hấp phụ màu cho kết quả khả năng hấp phụ cực đại là 5,10 mg MB/g BC-S. Các kết quả cho thấy có thể sử dụng BC-S làm chất hấp phụ xử lý nước thải mang màu rộng rãi ở quy mô công nghiệp.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"3 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"84235038","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-04-28DOI: 10.46242/jstiuh.v62i02.4788
Long Ba Le, Nguyễn Văn Nghĩa, NGUYỄN KHÁNH HOÀNG
Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có đặc điểm khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, hoang mạc hoá. Trong khi đó, nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá mức độ thích hơp tự nhiên của các loại cây trồng là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất và làm tiền đề cho các nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả đã sử dụng khung đánh giá đất đai của FAO-UN kết hợp cùng quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp (TCVN 8409-2012) để đánh giá các yếu tố tự nhiên tác động lên 4 loại cây trồng chính là: Nho, Táo, Đậu xanh và Mía. Kết quả có được như sau: toàn tỉnh có 313 đơn vị đất (LMU), trong đó có 285 LMU có khả năng thích hợp với cây đậu xanh, 254 LMU thích hợp với cây mía, 260 LMU thích hợp với táo, 254 LMU thích hợp với nho, và có 28 LMU không thích hợp với loại hình sử dụng đất nào trong 4 loại trên.
{"title":"XÂY DỰNG BẢN ĐỒ THÍCH HỢP TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN","authors":"Long Ba Le, Nguyễn Văn Nghĩa, NGUYỄN KHÁNH HOÀNG","doi":"10.46242/jstiuh.v62i02.4788","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4788","url":null,"abstract":"Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có đặc điểm khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, hoang mạc hoá. Trong khi đó, nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá mức độ thích hơp tự nhiên của các loại cây trồng là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất và làm tiền đề cho các nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả đã sử dụng khung đánh giá đất đai của FAO-UN kết hợp cùng quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp (TCVN 8409-2012) để đánh giá các yếu tố tự nhiên tác động lên 4 loại cây trồng chính là: Nho, Táo, Đậu xanh và Mía. Kết quả có được như sau: toàn tỉnh có 313 đơn vị đất (LMU), trong đó có 285 LMU có khả năng thích hợp với cây đậu xanh, 254 LMU thích hợp với cây mía, 260 LMU thích hợp với táo, 254 LMU thích hợp với nho, và có 28 LMU không thích hợp với loại hình sử dụng đất nào trong 4 loại trên.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"69 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-04-28","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"86129251","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-03-16DOI: 10.46242/jstiuh.v59i05.4603
LƯƠNG VĂN VIỆT
Nghiên cứu này thực hiện việc khảo sát hệ số tương quan giữa nhiệt độ nước biển bề mặt (SST) quanh khu vực giám sát El Niño với lượng bốc thoát hơi tham chiếu (ETo) tại các trạm ở phía nam nước ta nhằm tìm kiếm một nhân tố mới cho cảnh báo ETo. Số liệu đưa vào khảo sát là các yếu tố khí tượng của 40 trạm quan trắc có liên quan đến bốc thoát hơi tại các tỉnh phía nam, SST của các vùng giám sát El Niño và trường SST tái phân tích của NCEP/NCAR từ năm 1978 đến năm 2018. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phân tích tương quan theo không gian và phân tích thành phần chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy SST ở khu vực Niño 3.4 có quan hệ tốt nhất với ETo miền nam nước ta. Ngoài ra nghiên cứu này đã xác định được ba vùng trên khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương mà các thành phần chính của nó có quan hệ tốt nhất với ETo. Thành phần chính thứ 3 của SST tại vùng bao quanh khu vực Niño 3.4 có quan hệ khá tốt với ETo ở miền nam nước ta. Sử dụng thành phần này để xây dựng một chỉ số mới nhằm giám sát hoạt động của El Niño và La Niña, kết quả cho thấy chỉ số mới này có thể sử dụng cho cảnh báo ETo nước ta. So với chỉ số Niño đại dương thì chỉ số này có ưu điểm hơn trong cảnh báo ETo trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có thể kết hợp giữa chỉ số này và chỉ số Niño đại dương trong cảnh báo bốc thoát hơi cho miền nam nước ta.
{"title":"EL NIÑO VÀ LƯỢNG BỐC THOÁT HƠI THAM CHIẾU Ở MIỀN NAM NƯỚC TA","authors":"LƯƠNG VĂN VIỆT","doi":"10.46242/jstiuh.v59i05.4603","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v59i05.4603","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này thực hiện việc khảo sát hệ số tương quan giữa nhiệt độ nước biển bề mặt (SST) quanh khu vực giám sát El Niño với lượng bốc thoát hơi tham chiếu (ETo) tại các trạm ở phía nam nước ta nhằm tìm kiếm một nhân tố mới cho cảnh báo ETo. Số liệu đưa vào khảo sát là các yếu tố khí tượng của 40 trạm quan trắc có liên quan đến bốc thoát hơi tại các tỉnh phía nam, SST của các vùng giám sát El Niño và trường SST tái phân tích của NCEP/NCAR từ năm 1978 đến năm 2018. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phân tích tương quan theo không gian và phân tích thành phần chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy SST ở khu vực Niño 3.4 có quan hệ tốt nhất với ETo miền nam nước ta. Ngoài ra nghiên cứu này đã xác định được ba vùng trên khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương mà các thành phần chính của nó có quan hệ tốt nhất với ETo. Thành phần chính thứ 3 của SST tại vùng bao quanh khu vực Niño 3.4 có quan hệ khá tốt với ETo ở miền nam nước ta. Sử dụng thành phần này để xây dựng một chỉ số mới nhằm giám sát hoạt động của El Niño và La Niña, kết quả cho thấy chỉ số mới này có thể sử dụng cho cảnh báo ETo nước ta. So với chỉ số Niño đại dương thì chỉ số này có ưu điểm hơn trong cảnh báo ETo trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có thể kết hợp giữa chỉ số này và chỉ số Niño đại dương trong cảnh báo bốc thoát hơi cho miền nam nước ta.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"33 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-03-16","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"82567886","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}