Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1884
Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Tiến Thịnh, Mai Thanh Bình, Trần Thị Ánh Tuyết, N. Mạnh, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thái, Đinh Trường Giang, Trịnh Xuân Hùng, Thái Doãn Kỳ
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của thang điểm ABC trong tiên lượng tái chảy máu sớm và tử vong sớm của chảy máu tiêu hóa (CMTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ), tĩnh mạch phình vị (TMPV) ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không nhóm chứng, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 201 bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH do vỡ giãn TMTQ, TMPV điều trị tại Viện Điều trị các bệnh Tiêu hóa - Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. Tính điểm ABC và đối chiếu với tỷ lệ tái chảy máu sớm và tử vong sớm. Kết quả: Thang điểm ABC có giá trị tốt trong tiên lượng tử vong sớm với diện tích dưới đường cong (AUROC) 0,804; 95% CI: 0,70-0,91; p<0,001; tại điểm cắt 8 có độ nhạy 81% và độ đặc hiệu 79,4%. Có giá trị tiên lượng khá đối với tái chảy máu sớm với AUROC 0,744; 95% CI: 0,59-0,89, p=0,002. Tại điểm cắt 9 có độ nhạy 62,5% và độ đặc hiệu 84,9%. Kết luận: ABC là thang điểm có giá trị trong tiên lượng nguy cơ tái chảy máu và tử vong sớm ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH do vỡ giãn TMTQ, TMPV.
{"title":"Nghiên cứu giá trị của thang điểm ABC trong tiên lượng chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan","authors":"Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Tiến Thịnh, Mai Thanh Bình, Trần Thị Ánh Tuyết, N. Mạnh, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thái, Đinh Trường Giang, Trịnh Xuân Hùng, Thái Doãn Kỳ","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1884","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1884","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá giá trị của thang điểm ABC trong tiên lượng tái chảy máu sớm và tử vong sớm của chảy máu tiêu hóa (CMTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ), tĩnh mạch phình vị (TMPV) ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không nhóm chứng, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 201 bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH do vỡ giãn TMTQ, TMPV điều trị tại Viện Điều trị các bệnh Tiêu hóa - Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. Tính điểm ABC và đối chiếu với tỷ lệ tái chảy máu sớm và tử vong sớm. Kết quả: Thang điểm ABC có giá trị tốt trong tiên lượng tử vong sớm với diện tích dưới đường cong (AUROC) 0,804; 95% CI: 0,70-0,91; p<0,001; tại điểm cắt 8 có độ nhạy 81% và độ đặc hiệu 79,4%. Có giá trị tiên lượng khá đối với tái chảy máu sớm với AUROC 0,744; 95% CI: 0,59-0,89, p=0,002. Tại điểm cắt 9 có độ nhạy 62,5% và độ đặc hiệu 84,9%. Kết luận: ABC là thang điểm có giá trị trong tiên lượng nguy cơ tái chảy máu và tử vong sớm ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH do vỡ giãn TMTQ, TMPV.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"25 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"80160650","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1889
N. Trang, Lưu Ngọc Vi, Nguyễn Xuân Thúy Quỳnh, Bùi Phương Linh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Phùng Thị Lan Hương, Bùi Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Hải Yến
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của infliximab ở bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa-nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; 18 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa-nặng; thuốc infliximab dùng với liều 300mg/lần tại tuần 0 - 2 - 6 và sau mỗi 8 tuần. Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn trước mỗi lần truyền, thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2023. Kết quả: Tại tuần 14 (sau 3 lần truyền) có 64,3% bệnh nhân đạt PASI 75, trong đó có 21,4% đạt PASI 100; có 35,7% bệnh nhân đạt DLQI 0. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng có thể gặp là sốc phản vệ (5,56%), đau cơ (5,56%), Guillain-Barré (5,56%), mày đay cấp (5,56%). Lý do ngừng điều trị hay gặp nhất là lý do kinh tế (chiếm 33,3%). Kết luận: Infliximab là một thuốc điều trị có hiệu quả kéo dài cho bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa - nặng.
{"title":"Kết quả điều trị vảy nến thông thường bằng infliximab tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108","authors":"N. Trang, Lưu Ngọc Vi, Nguyễn Xuân Thúy Quỳnh, Bùi Phương Linh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Phùng Thị Lan Hương, Bùi Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Hải Yến","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1889","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1889","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của infliximab ở bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa-nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; 18 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa-nặng; thuốc infliximab dùng với liều 300mg/lần tại tuần 0 - 2 - 6 và sau mỗi 8 tuần. Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn trước mỗi lần truyền, thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2023. Kết quả: Tại tuần 14 (sau 3 lần truyền) có 64,3% bệnh nhân đạt PASI 75, trong đó có 21,4% đạt PASI 100; có 35,7% bệnh nhân đạt DLQI 0. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng có thể gặp là sốc phản vệ (5,56%), đau cơ (5,56%), Guillain-Barré (5,56%), mày đay cấp (5,56%). Lý do ngừng điều trị hay gặp nhất là lý do kinh tế (chiếm 33,3%). Kết luận: Infliximab là một thuốc điều trị có hiệu quả kéo dài cho bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa - nặng.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"90938085","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1882
Đào Thị Thanh Huyền, Đào Thanh Quyên, T. Huyền, Trần Thu Hiền, Ngô Tất Trung, Lê Hữu Song
Mục tiêu: Biểu hiện enzyme Bst Large Fragment (BstLF) và ứng dụng trong phản ứng khuếch đại đẳng nhiệt phát hiện N. meningitidis. Đối tượng và phương pháp: Plasmid pET15b_BstLF_6XHis mã hoá enzyme Bst Large Fragment được biến nạp vào tế bào E. coli BL21(DE3)pLysS. Enzyme Bst Large Fragment được biểu hiện bằng chất cảm ứng đặc hiệu (IPTG) và tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ái lực. Đánh giá hoạt tính của enzyme Bst Large Fragment tự sản xuất và so sánh với enzyme thương mại trên mô hình vi khuẩn N. meningitidis. Kết quả: Điều kiện biểu hiện cho hiệu suất tốt nhất ở 37oC trong 4 giờ với 1mM chất cảm ứng IPTG. Bst Large Fragment thu được có độ tinh sạch cao, có hoạt tính tốt. Ứng dụng enzyme BstLF tự sản xuất trong phản ứng LAMP phát hiện N. meningitidis được thiết lập trong vòng 50 phút với độ nhạy 102 bản sao/phản ứng, độ tin cậy 95%. Kết luận: Biểu hiện thành công enzyme BstLF và ứng dụng trong xét nghiệm LAMP phát hiện N. meningitidis với ngưỡng phát hiện là 102 bản sao/phản ứng tương đương với enzyme thương mại Bst 3.0 DNA Polymerase.
{"title":"Biểu hiện enzyme Bst Large Fragment tái tổ hợp và ứng dụng trong khuếch đại đẳng nhiệt phát hiện Neisseria meningitidis","authors":"Đào Thị Thanh Huyền, Đào Thanh Quyên, T. Huyền, Trần Thu Hiền, Ngô Tất Trung, Lê Hữu Song","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1882","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1882","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Biểu hiện enzyme Bst Large Fragment (BstLF) và ứng dụng trong phản ứng khuếch đại đẳng nhiệt phát hiện N. meningitidis. Đối tượng và phương pháp: Plasmid pET15b_BstLF_6XHis mã hoá enzyme Bst Large Fragment được biến nạp vào tế bào E. coli BL21(DE3)pLysS. Enzyme Bst Large Fragment được biểu hiện bằng chất cảm ứng đặc hiệu (IPTG) và tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ái lực. Đánh giá hoạt tính của enzyme Bst Large Fragment tự sản xuất và so sánh với enzyme thương mại trên mô hình vi khuẩn N. meningitidis. Kết quả: Điều kiện biểu hiện cho hiệu suất tốt nhất ở 37oC trong 4 giờ với 1mM chất cảm ứng IPTG. Bst Large Fragment thu được có độ tinh sạch cao, có hoạt tính tốt. Ứng dụng enzyme BstLF tự sản xuất trong phản ứng LAMP phát hiện N. meningitidis được thiết lập trong vòng 50 phút với độ nhạy 102 bản sao/phản ứng, độ tin cậy 95%. Kết luận: Biểu hiện thành công enzyme BstLF và ứng dụng trong xét nghiệm LAMP phát hiện N. meningitidis với ngưỡng phát hiện là 102 bản sao/phản ứng tương đương với enzyme thương mại Bst 3.0 DNA Polymerase.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"188 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"79446992","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1890
Lê Đức Vân, Đặng Văn Em, Đặng Thị Thu Hiền
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng bằng uống actretine. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng, 30 nam, 10 nữ, tuổi trung bình 59,23 ± 13,39 và PASI: 18,53 ± 3,83, mức độ vừa 26 bệnh nhân, mức độ nặng 14 bệnh nhân được điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022. Liều dùng acitretine 25mg/ngày × 8 tuần. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng, tác dụng không mong muốn và sự hài lòng của người bệnh trước và sau điều trị. Kết quả: PASI giảm 78,58% (18,53 ± 3,83 giảm còn 3,97 ± 0,92). Trong đó, kết quả tốt 82,5%, khá 17,5%. Tác dụng không muốn: Khô môi 87,5%, khô mắt 30%, khô da 20% và triglyceride, HDL-C, LDL-C tăng có ý nghĩa thống kê, đều với p<0,001. Kết luận: Acitretine có hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng.
{"title":"Hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng bằng acitretine","authors":"Lê Đức Vân, Đặng Văn Em, Đặng Thị Thu Hiền","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1890","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1890","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng bằng uống actretine. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng, 30 nam, 10 nữ, tuổi trung bình 59,23 ± 13,39 và PASI: 18,53 ± 3,83, mức độ vừa 26 bệnh nhân, mức độ nặng 14 bệnh nhân được điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022. Liều dùng acitretine 25mg/ngày × 8 tuần. Đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng, tác dụng không mong muốn và sự hài lòng của người bệnh trước và sau điều trị. Kết quả: PASI giảm 78,58% (18,53 ± 3,83 giảm còn 3,97 ± 0,92). Trong đó, kết quả tốt 82,5%, khá 17,5%. Tác dụng không muốn: Khô môi 87,5%, khô mắt 30%, khô da 20% và triglyceride, HDL-C, LDL-C tăng có ý nghĩa thống kê, đều với p<0,001. Kết luận: Acitretine có hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"42 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"83668219","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1883
Nguyễn Văn Triệu
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức các yếu tố nguy cơ và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp 726 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X điều trị điều trị nội, ngoại trú tại Viện Điều trị Cán bộ X và Khoa Khám bệnh cán bộ X từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, thông qua bảng câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây đột quỵ được 88% các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp, tiếp theo là béo phì (73,97%), uống rượu bia (71,85%), tuổi cao (70,72%) và hút thuốc lá (70%). Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ khác quan trọng và thường gặp các đối tượng nghiên cứu chỉ nhận biết được ở mức độ thấp như: Đái tháo đường (53%), cơn thiếu máu não thoáng qua (49%). Chỉ có 9% đối tượng nghiên cứu nhận thức rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều nhận biết được các thói quen sinh hoạt có thể gây nguy cơ đột quỵ như: Uống rượu, bia (84,3%); chế độ ăn uống không hợp lý (79,1%), căng thẳng kéo dài (74,79%), hút thuốc lá (73,55%) và ít hoạt động thể lực (68,3%). Kết luận: Hơn 2/3 các đối tượng nghiên cứu xác định được các yếu tố nguy cơ chính và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ quan trọng và thường gặp các đối tượng nghiên cứu chỉ nhận biết được ở mức độ thấp như: Đái tháo đường (53%), cơn thiếu máu não thoáng qua (49%), rối loạn lipid máu (9%). Chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao kiến thức về các yếu tố nguy cơ và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp.
{"title":"Khảo sát kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108","authors":"Nguyễn Văn Triệu","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1883","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1883","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Khảo sát kiến thức các yếu tố nguy cơ và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp 726 bệnh nhân tăng huyết áp là cán bộ X điều trị điều trị nội, ngoại trú tại Viện Điều trị Cán bộ X và Khoa Khám bệnh cán bộ X từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, thông qua bảng câu hỏi lựa chọn đã soạn sẵn. Kết quả: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây đột quỵ được 88% các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp, tiếp theo là béo phì (73,97%), uống rượu bia (71,85%), tuổi cao (70,72%) và hút thuốc lá (70%). Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ khác quan trọng và thường gặp các đối tượng nghiên cứu chỉ nhận biết được ở mức độ thấp như: Đái tháo đường (53%), cơn thiếu máu não thoáng qua (49%). Chỉ có 9% đối tượng nghiên cứu nhận thức rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều nhận biết được các thói quen sinh hoạt có thể gây nguy cơ đột quỵ như: Uống rượu, bia (84,3%); chế độ ăn uống không hợp lý (79,1%), căng thẳng kéo dài (74,79%), hút thuốc lá (73,55%) và ít hoạt động thể lực (68,3%). Kết luận: Hơn 2/3 các đối tượng nghiên cứu xác định được các yếu tố nguy cơ chính và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ quan trọng và thường gặp các đối tượng nghiên cứu chỉ nhận biết được ở mức độ thấp như: Đái tháo đường (53%), cơn thiếu máu não thoáng qua (49%), rối loạn lipid máu (9%). Chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao kiến thức về các yếu tố nguy cơ và các thói quen nguy cơ gây đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"1 2","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"72630701","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1885
Nguyễn Thị Thanh Loan, Chu Việt Anh, N. Mai, Vũ Thị Bích Hồng, Trần Thị Mai Trinh, Phạm Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thùy Khanh Lê, Lê Duy Cường
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2002. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng 166 người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan điều trị ngoại trú và 51 người > 18 tuổi khỏe mạnh. Sử dụng EQ-5D-5L và thang đo sức khỏe VAS phiên bản dành cho người Việt Nam đánh giá chất lượng cuộc sống. Kết quả: Tuổi trung bình (61,43 ± 11,50), tỷ lệ nam (92,77%), Child-pugh A (91,57%) và BCLC giai đoạn 3 (59,64%). Điểm EQ-5D-5L và VAS của người bệnh giảm đáng kể so với nhóm chứng (p=0,000). Các yếu tố làm chất lượng cuộc sống kém hơn gồm: Tuổi cao (p=0,000), độc thân (p=0,000), trình độ học vấn thấp (p=0,026 và p=0,046), khó khăn tài chính (p=0,008 và p=0,018), thời gian bị bệnh dài hơn (p=0,027 và 0,03), thời gian điều trị bệnh lâu hơn (p=0,006 và 0,004), Child-Pugh B (p=0,003 và 0,001), giai đoạn bệnh nặng hơn (p=0,000), bệnh tim mạch (p=0,016 và 0,009), bệnh hô hấp (p=0,024 và 0,02), bệnh xơ gan (p=0,033 và 0,01). Kết luận: Người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan có chất lượng cuộc sống giảm. Tuổi cao, độc thân, trình độ học vấn thấp, khó khăn kinh tế, thời gian bị bệnh và điều trị bệnh dài hơn, mức độ bệnh nặng hơn, bệnh nền kèm theo làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan.
{"title":"Đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2022","authors":"Nguyễn Thị Thanh Loan, Chu Việt Anh, N. Mai, Vũ Thị Bích Hồng, Trần Thị Mai Trinh, Phạm Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thùy Khanh Lê, Lê Duy Cường","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1885","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1885","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2002. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng 166 người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan điều trị ngoại trú và 51 người > 18 tuổi khỏe mạnh. Sử dụng EQ-5D-5L và thang đo sức khỏe VAS phiên bản dành cho người Việt Nam đánh giá chất lượng cuộc sống. Kết quả: Tuổi trung bình (61,43 ± 11,50), tỷ lệ nam (92,77%), Child-pugh A (91,57%) và BCLC giai đoạn 3 (59,64%). Điểm EQ-5D-5L và VAS của người bệnh giảm đáng kể so với nhóm chứng (p=0,000). Các yếu tố làm chất lượng cuộc sống kém hơn gồm: Tuổi cao (p=0,000), độc thân (p=0,000), trình độ học vấn thấp (p=0,026 và p=0,046), khó khăn tài chính (p=0,008 và p=0,018), thời gian bị bệnh dài hơn (p=0,027 và 0,03), thời gian điều trị bệnh lâu hơn (p=0,006 và 0,004), Child-Pugh B (p=0,003 và 0,001), giai đoạn bệnh nặng hơn (p=0,000), bệnh tim mạch (p=0,016 và 0,009), bệnh hô hấp (p=0,024 và 0,02), bệnh xơ gan (p=0,033 và 0,01). Kết luận: Người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan có chất lượng cuộc sống giảm. Tuổi cao, độc thân, trình độ học vấn thấp, khó khăn kinh tế, thời gian bị bệnh và điều trị bệnh dài hơn, mức độ bệnh nặng hơn, bệnh nền kèm theo làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"32 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87940364","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1905
Nguyễn Thị Xuân Thu, Trần Quốc Trưởng, Hoàng Thanh Trang, Phạm Bá Lưu, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hồng Ánh, Mai Minh Hải, Lương Ngọc Quỳnh, Phạm Đăng Hải, Lê Lan Phương
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng nhận thức của nhân viên y tế về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021 trên các nhân viên y tế đang làm việc tại các khoa lâm sàng thường xuyên có bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các đối tượng được phát phiếu khảo sát gồm các nội dung thông tin cá nhân và bảng câu hỏi về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm. Kết quả: Tỷ lệ các câu hỏi được trả lời đúng trung bình là 49,3%, có sự khác biệt giữa các nhóm nội dung (p<0,05). Nhóm các câu hỏi liên quan đến dự phòng nhiễm khuẩn có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm về cách lựa chọn các cổng truyền thuốc (51,6% so với 34%, p<0,001). Tỷ lệ câu hỏi trả lời đúng cao hơn ở những nhân viên y tế được đào tạo về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm từ nhà trường và nhân viên các Khoa, đơn vị Hồi sức khi hàng ngày họ phụ trách không quá 2 bệnh nhân (p<0,05). Nhận thức về chăm sóc catheter ở nhóm nhân viên y tế trên 35 tuổi, có thời gian công tác trên 10 năm thấp hơn so với nhóm còn lại (p<0,05). Kết luận: Thực trạng kiến thức của nhân viên y tế về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm còn chưa đầy đủ, đa số vẫn thực hành theo kinh nghiệm.
{"title":"Thực trạng nhận thức của nhân viên y tế về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm","authors":"Nguyễn Thị Xuân Thu, Trần Quốc Trưởng, Hoàng Thanh Trang, Phạm Bá Lưu, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hồng Ánh, Mai Minh Hải, Lương Ngọc Quỳnh, Phạm Đăng Hải, Lê Lan Phương","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1905","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1905","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá thực trạng nhận thức của nhân viên y tế về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021 trên các nhân viên y tế đang làm việc tại các khoa lâm sàng thường xuyên có bệnh nhân được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các đối tượng được phát phiếu khảo sát gồm các nội dung thông tin cá nhân và bảng câu hỏi về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm. Kết quả: Tỷ lệ các câu hỏi được trả lời đúng trung bình là 49,3%, có sự khác biệt giữa các nhóm nội dung (p<0,05). Nhóm các câu hỏi liên quan đến dự phòng nhiễm khuẩn có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm về cách lựa chọn các cổng truyền thuốc (51,6% so với 34%, p<0,001). Tỷ lệ câu hỏi trả lời đúng cao hơn ở những nhân viên y tế được đào tạo về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm từ nhà trường và nhân viên các Khoa, đơn vị Hồi sức khi hàng ngày họ phụ trách không quá 2 bệnh nhân (p<0,05). Nhận thức về chăm sóc catheter ở nhóm nhân viên y tế trên 35 tuổi, có thời gian công tác trên 10 năm thấp hơn so với nhóm còn lại (p<0,05). Kết luận: Thực trạng kiến thức của nhân viên y tế về chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm còn chưa đầy đủ, đa số vẫn thực hành theo kinh nghiệm.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"33 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75118952","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-08DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1888
Bùi Hữu Hoàng, V. Văn, Bùi Khánh Duy, Quách Tiến Phong, Phan Thế Sang, Nguyễn Thị Thanh Hải
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực hiện tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 7/2022. Các bệnh nhân thỏa các tiêu chí suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính theo tiêu chuẩn APASL 2019 (Hội Nghiên cứu bệnh gan châu Á - Thái Bình Dương) được nhận vào nghiên cứu. Kết quả: 95 bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính được thu thập, trong đó, 72 bệnh nhân được điều trị nội khoa thông thường và 23 bệnh nhân được thay huyết tương. Các yếu tố như tuổi, giới, yếu tố thúc đẩy bệnh, mức độ bệnh não gan, albumin, AST, ALT, natri máu, lactate máu, creatinin và nồng độ amoniac không khác nhau giữa 2 nhóm. Qua theo dõi điều trị, các bệnh nhân được thay huyết tương có nồng độ INR, bilirubin toàn phần, các thang điểm MELD, MELD-Na, AARC thấp hơn nhóm điều trị nội khoa. Bệnh nhân được thay huyết tương có tỷ lệ sống 30 ngày cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thay huyết tương (60,87% và 36,11%, p=0,036). Tuy nhiên, tỷ lệ sống 90 ngày không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (39,13% và 27,78%, p=0,303). Kết luận: Tỷ lệ sống 30 ngày ở nhóm thay huyết tương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được điều trị nội khoa đơn thuần, do đó thay huyết tương có thể được xem như là một phương pháp điều trị hữu hiệu ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn trong khi chờ đợi ghép gan.
{"title":"Vai trò của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính","authors":"Bùi Hữu Hoàng, V. Văn, Bùi Khánh Duy, Quách Tiến Phong, Phan Thế Sang, Nguyễn Thị Thanh Hải","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1888","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1888","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của thay huyết tương trên tỷ lệ sống ngắn hạn ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực hiện tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 7/2022. Các bệnh nhân thỏa các tiêu chí suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính theo tiêu chuẩn APASL 2019 (Hội Nghiên cứu bệnh gan châu Á - Thái Bình Dương) được nhận vào nghiên cứu. Kết quả: 95 bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính được thu thập, trong đó, 72 bệnh nhân được điều trị nội khoa thông thường và 23 bệnh nhân được thay huyết tương. Các yếu tố như tuổi, giới, yếu tố thúc đẩy bệnh, mức độ bệnh não gan, albumin, AST, ALT, natri máu, lactate máu, creatinin và nồng độ amoniac không khác nhau giữa 2 nhóm. Qua theo dõi điều trị, các bệnh nhân được thay huyết tương có nồng độ INR, bilirubin toàn phần, các thang điểm MELD, MELD-Na, AARC thấp hơn nhóm điều trị nội khoa. Bệnh nhân được thay huyết tương có tỷ lệ sống 30 ngày cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không thay huyết tương (60,87% và 36,11%, p=0,036). Tuy nhiên, tỷ lệ sống 90 ngày không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (39,13% và 27,78%, p=0,303). Kết luận: Tỷ lệ sống 30 ngày ở nhóm thay huyết tương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được điều trị nội khoa đơn thuần, do đó thay huyết tương có thể được xem như là một phương pháp điều trị hữu hiệu ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn trong khi chờ đợi ghép gan.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"123 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-08","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75696768","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-07DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1904
Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Duy Bắc, Đặng Tiến Trường, Nguyen T. Giang, Tran Ngoc Tuan, Trần Ngọc Anh
Objective: To determine the relationship between alcoholism and changes in amygdala morphology on magnetic resonance imaging (MRI). Subject and method: A cross-sectional descriptive study was conducted from January 2020 to June 2022 at Thai Nguyen National Hospital. The Stepwise AIC method was used to determine the optimal model related to the volume of the amygdale. Result: A total of 140 male patients were selected to participate in the study with a ratio of alcohol addicted to non-alcohol addicted being 1:1. The optimal model suggested a statistically significant relationship between alcohol addiction status and the aforementioned volume measurements. In addition, the intracranial volume was found to be positively correlated with amygdale volume. However, age was found to have a negative correlation with amygdale volume on the left side, but the correlation between age and amygdale volume on the right side was not statistically significant. Conclusion: Our study provides evidence of a relationship between alcohol addiction status and lower amygdale volume.
{"title":"Study on the change of amygdala on magnetic resonance imaging in alcoholic patients","authors":"Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Duy Bắc, Đặng Tiến Trường, Nguyen T. Giang, Tran Ngoc Tuan, Trần Ngọc Anh","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1904","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1904","url":null,"abstract":"Objective: To determine the relationship between alcoholism and changes in amygdala morphology on magnetic resonance imaging (MRI). Subject and method: A cross-sectional descriptive study was conducted from January 2020 to June 2022 at Thai Nguyen National Hospital. The Stepwise AIC method was used to determine the optimal model related to the volume of the amygdale. Result: A total of 140 male patients were selected to participate in the study with a ratio of alcohol addicted to non-alcohol addicted being 1:1. The optimal model suggested a statistically significant relationship between alcohol addiction status and the aforementioned volume measurements. In addition, the intracranial volume was found to be positively correlated with amygdale volume. However, age was found to have a negative correlation with amygdale volume on the left side, but the correlation between age and amygdale volume on the right side was not statistically significant. Conclusion: Our study provides evidence of a relationship between alcohol addiction status and lower amygdale volume.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"7 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"79805509","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-08-07DOI: 10.52389/ydls.v18i5.1896
Nguyễn Tô Hoài, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Triệu Triều Dương, Nguyễn Văn Dự, Vũ Ngọc Sơn
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới được xạ trị ngắn ngày trước mổ kết hợp phẫu thuật nội soi cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 70 bệnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới giai đoạn II, III được xạ trị trước mổ ngắn ngày kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2022. Ghi nhận các số liệu về đặc điểm bệnh nhân, kết quả sớm và theo dõi 5 năm sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu 59,6 tuổi (34-80). BMI trung bình 20,5 (14,7-28,0). Tỷ lệ nam/nữ là 44/26. Tỷ lệ u 1/3 giữa là 50% và u 1/3 dưới là 50%. Đánh giá bệnh trước mổ trên MRI: Giai đoạn II là 12,9% và giai đoạn III là 87,1%. Phẫu thuật cắt trước thấp chiếm 74,3%, cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn chiếm 25,7%. Mạc treo trực tràng được cắt bỏ hoàn toàn và gần hoàn toàn tương ứng là 63,6% và 36,4%. Diện cắt đầu xa không còn tế bào u 98,0%. Diện cắt chu vi không còn tế bào u đạt 98,5%. Sau mổ giai đoạn bệnh I, II, III tương ứng là 14,3%, 64,3% và 21,4%. Có 58 bệnh nhân theo dõi được tại thời điểm 5 năm với kết quả: Xác suất sống thêm toàn bộ là 84,5%, xác suất sống thêm không bệnh là 81,0%. Tỷ lệ tái phát 12,1%. Độc tính muộn độ 3-4 gặp 12,1%. Có 3 bệnh nhân (5,2%) xuất hiện ung thư thứ hai. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng ở bệnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới được xạ trị tiền phẫu ngắn ngày là phương pháp an toàn, hiệu quả và đảm bảo nguyên tắc ung thư học. Xác suất sống thêm toàn bộ 5 năm là 84,5%, xác suất sống thêm không bệnh là 81,0%. Tỷ lệ tái phát sau 5 năm là 12,1%. Tỷ lệ xuất hiện ung thư khác chiếm 5,2%.
{"title":"Kết quả điều trị ung thư trực tràng được xạ trị ngắn ngày trước mổ kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng","authors":"Nguyễn Tô Hoài, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Triệu Triều Dương, Nguyễn Văn Dự, Vũ Ngọc Sơn","doi":"10.52389/ydls.v18i5.1896","DOIUrl":"https://doi.org/10.52389/ydls.v18i5.1896","url":null,"abstract":"Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới được xạ trị ngắn ngày trước mổ kết hợp phẫu thuật nội soi cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 70 bệnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới giai đoạn II, III được xạ trị trước mổ ngắn ngày kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2022. Ghi nhận các số liệu về đặc điểm bệnh nhân, kết quả sớm và theo dõi 5 năm sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu 59,6 tuổi (34-80). BMI trung bình 20,5 (14,7-28,0). Tỷ lệ nam/nữ là 44/26. Tỷ lệ u 1/3 giữa là 50% và u 1/3 dưới là 50%. Đánh giá bệnh trước mổ trên MRI: Giai đoạn II là 12,9% và giai đoạn III là 87,1%. Phẫu thuật cắt trước thấp chiếm 74,3%, cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn chiếm 25,7%. Mạc treo trực tràng được cắt bỏ hoàn toàn và gần hoàn toàn tương ứng là 63,6% và 36,4%. Diện cắt đầu xa không còn tế bào u 98,0%. Diện cắt chu vi không còn tế bào u đạt 98,5%. Sau mổ giai đoạn bệnh I, II, III tương ứng là 14,3%, 64,3% và 21,4%. Có 58 bệnh nhân theo dõi được tại thời điểm 5 năm với kết quả: Xác suất sống thêm toàn bộ là 84,5%, xác suất sống thêm không bệnh là 81,0%. Tỷ lệ tái phát 12,1%. Độc tính muộn độ 3-4 gặp 12,1%. Có 3 bệnh nhân (5,2%) xuất hiện ung thư thứ hai. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng ở bệnh nhân ung thư trực tràng 1/3 giữa, 1/3 dưới được xạ trị tiền phẫu ngắn ngày là phương pháp an toàn, hiệu quả và đảm bảo nguyên tắc ung thư học. Xác suất sống thêm toàn bộ 5 năm là 84,5%, xác suất sống thêm không bệnh là 81,0%. Tỷ lệ tái phát sau 5 năm là 12,1%. Tỷ lệ xuất hiện ung thư khác chiếm 5,2%.","PeriodicalId":14856,"journal":{"name":"Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy","volume":"396 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-08-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"80570710","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}