Thẩm Minh Tú, L. T. T. Hương, Nguyễn Thị Minh Phượng
Động từ “保持” và “维持” có ý nghĩa từ vựng khá giống nhau, tuy nhiên, về phạm vi sử dụng và kết hợp từ lại có nhiều điểm khác biệt. Bài viết thông qua phương pháp định tính và định lượng, tiến hành thu thập và phân tích phiếu khảo sát lỗi sai khi sử dụng hai động từ gần nghĩa “保持、维持” của 120 sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba Khoa tiếng Trung Quốc - Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, nhằm mục đích giúp người học phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai động từ này. Kết quả cho thấy, những lỗi sai mà sinh viên thường gặp là lỗi sai về ý nghĩa, về phạm vi sử dụng và về kết hợp từ. Sinh viên sử dụng sai hai từ này là vì chưa hiểu rõ sự khác biệt của chúng trên hai bình diện cú pháp và ngữ nghĩa. Trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể và đưa ra một số kiến nghị trong quá trình dạy và học, giúp người học hiểu rõ và sử dụng chính xác hơn hai động từ này, bên cạnh đó giảng viên cũng nắm được những khó khăn của người học để thiết kế nội dung giảng dạy phù hợp.
{"title":"PHÂN TÍCH LỖI SAI KHI SỬ DỤNG ĐỘNG TỪ “保持、维持” CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC, TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VÀ KIẾN NGHỊ DẠY HỌC","authors":"Thẩm Minh Tú, L. T. T. Hương, Nguyễn Thị Minh Phượng","doi":"10.34238/tnu-jst.7972","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7972","url":null,"abstract":"Động từ “保持” và “维持” có ý nghĩa từ vựng khá giống nhau, tuy nhiên, về phạm vi sử dụng và kết hợp từ lại có nhiều điểm khác biệt. Bài viết thông qua phương pháp định tính và định lượng, tiến hành thu thập và phân tích phiếu khảo sát lỗi sai khi sử dụng hai động từ gần nghĩa “保持、维持” của 120 sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba Khoa tiếng Trung Quốc - Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, nhằm mục đích giúp người học phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai động từ này. Kết quả cho thấy, những lỗi sai mà sinh viên thường gặp là lỗi sai về ý nghĩa, về phạm vi sử dụng và về kết hợp từ. Sinh viên sử dụng sai hai từ này là vì chưa hiểu rõ sự khác biệt của chúng trên hai bình diện cú pháp và ngữ nghĩa. Trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể và đưa ra một số kiến nghị trong quá trình dạy và học, giúp người học hiểu rõ và sử dụng chính xác hơn hai động từ này, bên cạnh đó giảng viên cũng nắm được những khó khăn của người học để thiết kế nội dung giảng dạy phù hợp.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"36 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"84538432","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hà Minh Tuấn, Vũ Thị Phương Anh, N. Thọ, Hoàng Thị Thanh Hương, Phạm Thị Thu Hường, Bế Hoàng Long, H. Ngân, Trần Minh Quân, Khuất Thị Thanh Huyền, Hoàng Gia Việt
Ứng dụng công nghệ cao trong nông lâm nghiệp và thủy sản đang trở thành xu thế tất yếu, là giải pháp đột phá mà nhiều quốc gia đã lựa chọn, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp như Việt Nam. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến một số sản phẩm cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các đề xuất kiến nghị về chính sách. Nghiên cứu được triển khai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020 thông qua phỏng vấn 50 cán bộ đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, và ủy ban nhân dân tại 4 xã đại diện. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp được cập nhật tới cuối năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản chế biến còn khá hạn chế. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã phân tích được những hạn chế, khó khăn chính và các đề xuất nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên.
{"title":"THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN","authors":"Hà Minh Tuấn, Vũ Thị Phương Anh, N. Thọ, Hoàng Thị Thanh Hương, Phạm Thị Thu Hường, Bế Hoàng Long, H. Ngân, Trần Minh Quân, Khuất Thị Thanh Huyền, Hoàng Gia Việt","doi":"10.34238/tnu-jst.7998","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7998","url":null,"abstract":"Ứng dụng công nghệ cao trong nông lâm nghiệp và thủy sản đang trở thành xu thế tất yếu, là giải pháp đột phá mà nhiều quốc gia đã lựa chọn, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp như Việt Nam. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến một số sản phẩm cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các đề xuất kiến nghị về chính sách. Nghiên cứu được triển khai từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020 thông qua phỏng vấn 50 cán bộ đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, và ủy ban nhân dân tại 4 xã đại diện. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp được cập nhật tới cuối năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản chế biến còn khá hạn chế. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã phân tích được những hạn chế, khó khăn chính và các đề xuất nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"4 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"85342263","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Lê Thị Thùy Dung, Trần Tuấn Anh, Cao Bá Khương, Phạm Thị Tuyết Ngân, Âu Thị Tuyên
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích một số yếu tố nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Tuyên Quang. Nghiên cứu bệnh - chứng được thực hiện trên 60 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ và 120 trẻ không mắc rối loạn phổ tự kỷ tuổi từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Tuyên Quang trong thời gian từ năm 2022 đến 2023. Nhóm bệnh là những trẻ tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và mức độ tự kỷ được phân loại theo thang điểm đánh giá tự kỷ ở trẻ em (thang CARS). Nhóm chứng là những trẻ không bị tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác, có cùng giới, tuổi và địa dư với nhóm bệnh. Tỷ lệ nhóm bệnh và nhóm chứng được chọn là 1:2. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ của tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Tuyên Quang được xác định là: mẹ sinh con từ 35 tuổi trở lên, OR hiệu chỉnh = 3,19 (95% CI 1,01–10,4), (p=0,048) và vàng da sơ sinh bệnh lý ở trẻ, OR hiệu chỉnh = 7,23 (95% CI 11,7 – 44,79), (p=0,034).
{"title":"MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ TỪ 24 ĐẾN 60 THÁNG TUỔI TẠI TUYÊN QUANG","authors":"Lê Thị Thùy Dung, Trần Tuấn Anh, Cao Bá Khương, Phạm Thị Tuyết Ngân, Âu Thị Tuyên","doi":"10.34238/tnu-jst.8020","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8020","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích một số yếu tố nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Tuyên Quang. Nghiên cứu bệnh - chứng được thực hiện trên 60 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ và 120 trẻ không mắc rối loạn phổ tự kỷ tuổi từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Tuyên Quang trong thời gian từ năm 2022 đến 2023. Nhóm bệnh là những trẻ tự kỷ được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn DSM-IV và mức độ tự kỷ được phân loại theo thang điểm đánh giá tự kỷ ở trẻ em (thang CARS). Nhóm chứng là những trẻ không bị tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác, có cùng giới, tuổi và địa dư với nhóm bệnh. Tỷ lệ nhóm bệnh và nhóm chứng được chọn là 1:2. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ của tự kỷ ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại Tuyên Quang được xác định là: mẹ sinh con từ 35 tuổi trở lên, OR hiệu chỉnh = 3,19 (95% CI 1,01–10,4), (p=0,048) và vàng da sơ sinh bệnh lý ở trẻ, OR hiệu chỉnh = 7,23 (95% CI 11,7 – 44,79), (p=0,034).","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"263 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75109358","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tìm hiểu, phân tích một số giải pháp phát triển bền vững rừng trồng sản xuất tại tỉnh Hòa Bình. Để có được kết quả, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu... để đánh giá quy mô, tình hình rừng trồng sản xuất và chủ thể quản lí rừng trồng sản xuất, phân tích SWOT đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí rừng trồng sản xuất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề ra được 5 nhóm giải pháp để thực hiện quản lí rừng trồng sản xuất tại tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững. Các nhóm giải pháp này bao gồm: (1) Giải pháp thực hiện cơ chế chính sách, (2) Giải pháp quy hoạch rừng trồng sản xuất, (3) Giải pháp tăng cường năng lực thực hiện quản lí bảo vệ rừng bền vững, (4) Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp vào phát triển rừng trồng sản xuất bền vững, (5) Giải pháp thị trường tiêu thụ. Các giải pháp này góp phần hữu hiệu trong việc quản lí rừng trồng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất với mục tiêu phát triển bền vững.
{"title":"GIẢI PHÁP QUẢN LÍ BỀN VỮNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở TỈNH HÒA BÌNH","authors":"Trần Viết Khanh, Vũ Thị Hoãn, Nguyễn Thành Trung","doi":"10.34238/tnu-jst.8045","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8045","url":null,"abstract":"Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tìm hiểu, phân tích một số giải pháp phát triển bền vững rừng trồng sản xuất tại tỉnh Hòa Bình. Để có được kết quả, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu... để đánh giá quy mô, tình hình rừng trồng sản xuất và chủ thể quản lí rừng trồng sản xuất, phân tích SWOT đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí rừng trồng sản xuất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề ra được 5 nhóm giải pháp để thực hiện quản lí rừng trồng sản xuất tại tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững. Các nhóm giải pháp này bao gồm: (1) Giải pháp thực hiện cơ chế chính sách, (2) Giải pháp quy hoạch rừng trồng sản xuất, (3) Giải pháp tăng cường năng lực thực hiện quản lí bảo vệ rừng bền vững, (4) Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp vào phát triển rừng trồng sản xuất bền vững, (5) Giải pháp thị trường tiêu thụ. Các giải pháp này góp phần hữu hiệu trong việc quản lí rừng trồng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất với mục tiêu phát triển bền vững.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"42 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87282559","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Huy Trung, Bùi Thị Minh Hảo, Nguyễn Duy Hải, Dương Minh Ngọc, N. Thi, Nguyễn Ngọc Khánh Anh, Ngô Thị Hồng Gấm, Phan Đình Binh, Hoàng Hữu Chiến
Việc xác định độ cao bay phù hợp là yêu cầu rất quan trọng khi ứng dụng thiết bị bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV) trong theo dõi cây trồng. Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của độ cao bay của UAV (30 m và 50 m) đến việc xác định vị trí và chiều cao cây bưởi. Kết quả cho thấy vị trí cây được xác định từ dữ liệu UAV ở độ cao bay 30 m có độ chính xác là 92,2%, cao hơn so với dữ liệu thu thập ở độ cao bay 50 m (87,4%). Dữ liệu ở độ cao bay 30 m cũng cho kết quả tính toán chiều cao cây chính xác hơn so với độ cao bay 50 m; sai số toàn phương trung bình (MSE) lần lượt là 0,27 so với 0,33. Tổng số 353 cây bưởi được xác định tại khu vực nghiên cứu với chiều cao cây trung bình là 3,3 m, cây thấp nhất và cao nhất lần lượt là 0,5 m và 6,2 m. Việc giảm độ cao bay của thiết bị UAV từ 50 m xuống 30 m sẽ cải thiện độ chính xác của kết quả, nhưng không đáng kể. Do đó, độ cao bay 50 m có thể được áp dụng khi khảo sát UAV trên diện rộng mà vẫn thu được kết quả đáng tin cậy. Bài báo bày này sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong theo dõi cấu trúc cây ăn quả trong tương lai.
{"title":"ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CAO BAY ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ CHIỀU CAO CÂY BƯỞI SỬ DỤNG THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI","authors":"Nguyễn Huy Trung, Bùi Thị Minh Hảo, Nguyễn Duy Hải, Dương Minh Ngọc, N. Thi, Nguyễn Ngọc Khánh Anh, Ngô Thị Hồng Gấm, Phan Đình Binh, Hoàng Hữu Chiến","doi":"10.34238/tnu-jst.7667","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7667","url":null,"abstract":"Việc xác định độ cao bay phù hợp là yêu cầu rất quan trọng khi ứng dụng thiết bị bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV) trong theo dõi cây trồng. Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của độ cao bay của UAV (30 m và 50 m) đến việc xác định vị trí và chiều cao cây bưởi. Kết quả cho thấy vị trí cây được xác định từ dữ liệu UAV ở độ cao bay 30 m có độ chính xác là 92,2%, cao hơn so với dữ liệu thu thập ở độ cao bay 50 m (87,4%). Dữ liệu ở độ cao bay 30 m cũng cho kết quả tính toán chiều cao cây chính xác hơn so với độ cao bay 50 m; sai số toàn phương trung bình (MSE) lần lượt là 0,27 so với 0,33. Tổng số 353 cây bưởi được xác định tại khu vực nghiên cứu với chiều cao cây trung bình là 3,3 m, cây thấp nhất và cao nhất lần lượt là 0,5 m và 6,2 m. Việc giảm độ cao bay của thiết bị UAV từ 50 m xuống 30 m sẽ cải thiện độ chính xác của kết quả, nhưng không đáng kể. Do đó, độ cao bay 50 m có thể được áp dụng khi khảo sát UAV trên diện rộng mà vẫn thu được kết quả đáng tin cậy. Bài báo bày này sẽ là nguồn tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong theo dõi cấu trúc cây ăn quả trong tương lai.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"22 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75283695","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương, N. T. Huyền, Ngô Thị Kim Quế, Bế Hà Thành, Trần Minh Tiến
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và phân tích một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 220 bà mẹ đang nuôi trẻ nhỏ dưới 24 tháng vào khám và điều trị tại khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6 năm 2021 đến 6 năm 2022, lấy mẫu ngẫu nhiên từ danh sách bệnh nhân đến khám và điều trị. Kết quả cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể là: 6 tháng: 13,2%; 5 tháng: 30,9%; 4 tháng: 37,7%; 3 tháng: 44,1%; 2 tháng: 54,4% và 1 tháng: 62,3%. Có mối liên quan giữa nuôi con bàng sữa mẹ hoàn toàn với tư vấn sau sinh của nhân viên y tế và những bà mẹ có kiến thức chung đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Cần nâng cao kiến thức kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ y tế và nâng cao kiến thức NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
{"title":"TỶ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN","authors":"Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương, N. T. Huyền, Ngô Thị Kim Quế, Bế Hà Thành, Trần Minh Tiến","doi":"10.34238/tnu-jst.8049","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8049","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và phân tích một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 220 bà mẹ đang nuôi trẻ nhỏ dưới 24 tháng vào khám và điều trị tại khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6 năm 2021 đến 6 năm 2022, lấy mẫu ngẫu nhiên từ danh sách bệnh nhân đến khám và điều trị. Kết quả cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể là: 6 tháng: 13,2%; 5 tháng: 30,9%; 4 tháng: 37,7%; 3 tháng: 44,1%; 2 tháng: 54,4% và 1 tháng: 62,3%. Có mối liên quan giữa nuôi con bàng sữa mẹ hoàn toàn với tư vấn sau sinh của nhân viên y tế và những bà mẹ có kiến thức chung đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Cần nâng cao kiến thức kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ y tế và nâng cao kiến thức NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"60 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75290425","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
D. D. Chung, Trương Thị Thu Thảo, Trần Thị Trang, Vo Thi Hong Nhan, Trần Lê Nhật Vy, Châu Khôi Nguyên, Đinh Minh Nguyên, Lê Thị Yến Chi, N. H. K. Quan, N. N. Yến
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng quy trình xác định hàm lượng vildagliptin trong viên nén nhanh chóng, đơn giản, ít tiêu tốn dung môi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (Rp-HPLC). Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát một số điều kiện sắc ký ảnh hưởng đến quá trình phân tích vildagliptin như hệ dung môi, quy trình xử lý mẫu và tối ưu hóa các điều kiện sắc ký, tỷ lệ pha động... Sau khi xác định điều kiện sắc ký thích hợp, tiến hành thẩm định quy trình phân tích theo Thông tư số 32/2018/TT-BYT quy định về lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm khảo sát tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, giới hạn định lượng, giới hạn phát hiện, tính tuyến tính, độ chính xác và độ đúng. Phương pháp phân tích được thiết lập khoảng tuyến tính từ 12,5 – 100 µg/mL và giới hạn định lượng là 1,21 µg/mL. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng như một quy trình thường quy để phân tích, kiểm soát hàm lượng và thử nghiệm độ ổn định của vildagliptin trong các công thức viên nén.
{"title":"QUANTIFICATION OF VILDAGLIPTIN IN TABLETS USING HIGH LIQUID-PERFORMANCE CHROMATOGRAPHY","authors":"D. D. Chung, Trương Thị Thu Thảo, Trần Thị Trang, Vo Thi Hong Nhan, Trần Lê Nhật Vy, Châu Khôi Nguyên, Đinh Minh Nguyên, Lê Thị Yến Chi, N. H. K. Quan, N. N. Yến","doi":"10.34238/tnu-jst.7680","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7680","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng quy trình xác định hàm lượng vildagliptin trong viên nén nhanh chóng, đơn giản, ít tiêu tốn dung môi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (Rp-HPLC). Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát một số điều kiện sắc ký ảnh hưởng đến quá trình phân tích vildagliptin như hệ dung môi, quy trình xử lý mẫu và tối ưu hóa các điều kiện sắc ký, tỷ lệ pha động... Sau khi xác định điều kiện sắc ký thích hợp, tiến hành thẩm định quy trình phân tích theo Thông tư số 32/2018/TT-BYT quy định về lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm khảo sát tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, giới hạn định lượng, giới hạn phát hiện, tính tuyến tính, độ chính xác và độ đúng. Phương pháp phân tích được thiết lập khoảng tuyến tính từ 12,5 – 100 µg/mL và giới hạn định lượng là 1,21 µg/mL. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng như một quy trình thường quy để phân tích, kiểm soát hàm lượng và thử nghiệm độ ổn định của vildagliptin trong các công thức viên nén.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"118 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87644905","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nông nghiệp tuần hoàn là quy trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, trong đó phế thải, phụ phẩm của quy trình này là đầu vào của quy trình sản xuất kia thông qua việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp mới khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, đặc biệt bảo vệ được hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc phối trộn một số loại phụ phẩm nông nghiệp có sẵn ở Việt Nam như: xơ dừa, trấu hun, bã dong riềng, phân gà, phân lợn và phân bò làm giá thể gieo ươm giống dưa chuột H’Mong. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, giá thể Klasmann là công thức đối chứng cho thí nghiệm này. Kết quả thực hiện năm 2022 cho thấy, công thức 1 (CT1) với hỗn hợp 25% xơ dừa + 25% trấu hun + 25% bã dong riềng + 25% phân lợn (lượng tính theo thể tích) cho các giá trị về đặc tính của giá thể cũng như các chỉ tiêu của cây con dưa chuột H’mong trong vườn ươm là tốt nhất.
{"title":"NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT H’MONG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI THÁI NGUYÊN","authors":"H. Trường","doi":"10.34238/tnu-jst.8057","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8057","url":null,"abstract":"Nông nghiệp tuần hoàn là quy trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, trong đó phế thải, phụ phẩm của quy trình này là đầu vào của quy trình sản xuất kia thông qua việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp mới khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, đặc biệt bảo vệ được hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc phối trộn một số loại phụ phẩm nông nghiệp có sẵn ở Việt Nam như: xơ dừa, trấu hun, bã dong riềng, phân gà, phân lợn và phân bò làm giá thể gieo ươm giống dưa chuột H’Mong. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, giá thể Klasmann là công thức đối chứng cho thí nghiệm này. Kết quả thực hiện năm 2022 cho thấy, công thức 1 (CT1) với hỗn hợp 25% xơ dừa + 25% trấu hun + 25% bã dong riềng + 25% phân lợn (lượng tính theo thể tích) cho các giá trị về đặc tính của giá thể cũng như các chỉ tiêu của cây con dưa chuột H’mong trong vườn ươm là tốt nhất.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"88 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"83828219","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là tiểu thuyết “Ba lần và một lần” của Chu Lai do nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2009. Nghiên cứu nhằm chỉ ra những dấu hiệu nhận diện của những số phận bi kịch xuất hiện trong tác phẩm khảo sát và lý giải nguyên nhân của những bi kịch ấy. Trên cơ sở khái niệm cơ bản của lý luận văn học, lấy tiêu chí nội dung phản ánh là chủ đạo để khảo sát, phân loại. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp nhằm đưa ra một vài kiến giải cũng như khám phá, nhận diện về thế giới nhân vật, đặc biệt là nhân vật có số phận bi kịch trong tiểu thuyết “Ba lần và một lần” của Chu Lai, các yếu tố nhận diện nhân vật có số phận bi kịch; lý giải nguyên nhân, xác định âm hưởng tình cảm chủ đạo và bút pháp hiện thực của tác giả khi miêu tả. Kết quả của bài báo đóng góp tư liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại sau 1975 về đề tài chiến tranh và hậu chiến.
{"title":"NHỮNG SỐ PHẬN BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT “BA LẦN VÀ MỘT LẦN” CỦA CHU LAI","authors":"Đoàn Đức Hải","doi":"10.34238/tnu-jst.8030","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8030","url":null,"abstract":"Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là tiểu thuyết “Ba lần và một lần” của Chu Lai do nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2009. Nghiên cứu nhằm chỉ ra những dấu hiệu nhận diện của những số phận bi kịch xuất hiện trong tác phẩm khảo sát và lý giải nguyên nhân của những bi kịch ấy. Trên cơ sở khái niệm cơ bản của lý luận văn học, lấy tiêu chí nội dung phản ánh là chủ đạo để khảo sát, phân loại. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp nhằm đưa ra một vài kiến giải cũng như khám phá, nhận diện về thế giới nhân vật, đặc biệt là nhân vật có số phận bi kịch trong tiểu thuyết “Ba lần và một lần” của Chu Lai, các yếu tố nhận diện nhân vật có số phận bi kịch; lý giải nguyên nhân, xác định âm hưởng tình cảm chủ đạo và bút pháp hiện thực của tác giả khi miêu tả. Kết quả của bài báo đóng góp tư liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại sau 1975 về đề tài chiến tranh và hậu chiến.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"89396946","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nguyễn Thị Hương, Đinh Thị Bích Lân, Dương Thị Thanh, Hà Văn Hiếu, Bùi Tri Thức
Verticillium dahliae là một loại nấm gây bệnh nguy hại ở thực vật. Chúng là nguyên nhân chính gây lên bệnh héo và già sớm ở nhiều loại cây trồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Gene PR1 được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu trước đó, nó có thể liên quan đến giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm vào vật chủ. Để phục vụ công tác nghiên cứu về vai trò của gene PR1 ở nấm V. dahlia, chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens có chứa vector xóa gene pKO2-PR1 đã được thiết kế. Mô hình thiết kế vector pKO2-PR1 đã được tạo thành công bằng phần mềm Snapgen Viewer. Vector pKO2-PR1 chứa hai đoạn rình tự phía trước và phía sau gene PR1 (1,8 kb). Hai đoạn này đã được nhân lên bằng phương pháp PCR và được gắn vào vector tái tổ hợp. Kết quả gắn nối vector tái tổ hợp đã được kiểm tra bằng phương pháp cắt enzyme giới hạn XhoI. Kết quả giải trình tự vector pKO2-PR1 hoàn toàn phù hợp với mô hình vector đã được xây dựng ban đầu. Vector pKO2-PR1 chủng số 2 đã được chuyển thành công vào vi khuẩn A. tumefacien. Chủng vi khuẩn A. tumefacien mang vector pKO2-PR1 đã tạo ra là công cụ quan trọng trong nghiên cứu chức năng của gene PR1 trên nấm V. dahliae.
{"title":"TẠO CHỦNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens MANG VECTOR PKO2-PR1 PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÓA GENE PR1 Ở NẤM Verticullium dahhliae","authors":"Nguyễn Thị Hương, Đinh Thị Bích Lân, Dương Thị Thanh, Hà Văn Hiếu, Bùi Tri Thức","doi":"10.34238/tnu-jst.7765","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7765","url":null,"abstract":"Verticillium dahliae là một loại nấm gây bệnh nguy hại ở thực vật. Chúng là nguyên nhân chính gây lên bệnh héo và già sớm ở nhiều loại cây trồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Gene PR1 được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu trước đó, nó có thể liên quan đến giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm vào vật chủ. Để phục vụ công tác nghiên cứu về vai trò của gene PR1 ở nấm V. dahlia, chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens có chứa vector xóa gene pKO2-PR1 đã được thiết kế. Mô hình thiết kế vector pKO2-PR1 đã được tạo thành công bằng phần mềm Snapgen Viewer. Vector pKO2-PR1 chứa hai đoạn rình tự phía trước và phía sau gene PR1 (1,8 kb). Hai đoạn này đã được nhân lên bằng phương pháp PCR và được gắn vào vector tái tổ hợp. Kết quả gắn nối vector tái tổ hợp đã được kiểm tra bằng phương pháp cắt enzyme giới hạn XhoI. Kết quả giải trình tự vector pKO2-PR1 hoàn toàn phù hợp với mô hình vector đã được xây dựng ban đầu. Vector pKO2-PR1 chủng số 2 đã được chuyển thành công vào vi khuẩn A. tumefacien. Chủng vi khuẩn A. tumefacien mang vector pKO2-PR1 đã tạo ra là công cụ quan trọng trong nghiên cứu chức năng của gene PR1 trên nấm V. dahliae.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"21 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"83229684","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}