Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.094
Chí Thâm Trịnh, Thị Thu Hà Hồ
Trong nghiên cứu này, một số lí luận cơ bản về việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học bậc Đại học được phân tích. Thông qua việc nghiên cứu tư liệu, dựa trên kết quả nghiên cứu, phản biện là một năng lực tư duy bậc cao chủ yếu dựa vào những phân tích và đánh giá thông tin một cách khách quan, có bằng chứng. Năng lực tư duy phản biện có những vai trò quan trọng gồm phát triển khả năng đưa ra quyết định, cải thiện năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, tự đánh giá và chiêm nghiệm bản thân, làm nền tảng cho tư duy sáng tạo, nâng cao khả năng đương đầu và vượt qua thách thức, phát triển khả năng học tập suốt đời và hỗ trợ hoàn thiện các kĩ năng khác. Để phản biện hiệu quả, tư duy người học cần trải qua tiến trình bảy bước gồm: 1/ Tiếp nhận thông tin, 2/ Đưa ra lập luận, 3/ Tìm dẫn chứng, lí lẽ, 4/ Khẳng định lập luận, 5/ Thừa nhận, 6/ Hành động và 7/ Kiểm chứng, chiêm nghiệm.
{"title":"Phát triển tư duy phản biện trong dạy học bậc đại học","authors":"Chí Thâm Trịnh, Thị Thu Hà Hồ","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.094","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.094","url":null,"abstract":"Trong nghiên cứu này, một số lí luận cơ bản về việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học bậc Đại học được phân tích. Thông qua việc nghiên cứu tư liệu, dựa trên kết quả nghiên cứu, phản biện là một năng lực tư duy bậc cao chủ yếu dựa vào những phân tích và đánh giá thông tin một cách khách quan, có bằng chứng. Năng lực tư duy phản biện có những vai trò quan trọng gồm phát triển khả năng đưa ra quyết định, cải thiện năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, tự đánh giá và chiêm nghiệm bản thân, làm nền tảng cho tư duy sáng tạo, nâng cao khả năng đương đầu và vượt qua thách thức, phát triển khả năng học tập suốt đời và hỗ trợ hoàn thiện các kĩ năng khác. Để phản biện hiệu quả, tư duy người học cần trải qua tiến trình bảy bước gồm: 1/ Tiếp nhận thông tin, 2/ Đưa ra lập luận, 3/ Tìm dẫn chứng, lí lẽ, 4/ Khẳng định lập luận, 5/ Thừa nhận, 6/ Hành động và 7/ Kiểm chứng, chiêm nghiệm.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"64 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88474139","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.088
T. Nguyễn, Thanh Dược Phạm, Thị Ngọc Trâm Nguyễn
Bài báo này xem xét một bài toán tối ưu tập không lồi và thảo luận các điều kiện liên thông cho tập nghiệm hữu hiệu yếu của nó. Đầu tiên, các khái niệm khác nhau về tính liên thông cho ánh xạ có giá trị tập được đề xuất. Thứ hai, các điều kiện đủ cho tính liên thông cho một dạng mở rộng của hàm khoảng cách định hướng của Hiriart-Urruty được trình bày. Cuối cùng, tính liên thông của tập nghiệm hữu hiệu yếu cho bài toán trên được nghiên cứu thông qua dạng mở rộng của hàm khoảng cách định hướng của Hiriart-Urruty.
{"title":"Tính liên thông của tập nghiệm hữu hiệu yếu cho bài toán tối ưu tập không lồi","authors":"T. Nguyễn, Thanh Dược Phạm, Thị Ngọc Trâm Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.088","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.088","url":null,"abstract":"Bài báo này xem xét một bài toán tối ưu tập không lồi và thảo luận các điều kiện liên thông cho tập nghiệm hữu hiệu yếu của nó. Đầu tiên, các khái niệm khác nhau về tính liên thông cho ánh xạ có giá trị tập được đề xuất. Thứ hai, các điều kiện đủ cho tính liên thông cho một dạng mở rộng của hàm khoảng cách định hướng của Hiriart-Urruty được trình bày. Cuối cùng, tính liên thông của tập nghiệm hữu hiệu yếu cho bài toán trên được nghiên cứu thông qua dạng mở rộng của hàm khoảng cách định hướng của Hiriart-Urruty.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"8 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"74957772","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.090
Quốc Anh Lâm, Thanh Dược Phạm, Thị Thúy Hằng Võ, Thị Mỹ Vân Đặng
Mô hình bài toán tối ưu vector thông qua tập co-radiant được xem xét và nghiên cứu các điều kiện tồn tại của nghiệm hữu hiệu yếu Benson cho các bài toán này. Trước tiên, các tính chất của tập radiant và tập co-radiant được thảo luận. Sau đó, mô hình bài toán tối ưu vector thông qua tập co-radiant và nghiệm hữu hiệu yếu Benson của chúng được đề xuất. Cuối cùng, bằng cách sử dụng phương pháp vô hướng hóa tuyến tính, các điều kiện đủ cho sự tồn tại của các nghiệm hữu hiệu yếu Benson này được thiết lập.
{"title":"Sự tồn tại nghiệm của bài toán tối ưu vector thông qua tập co-radiant","authors":"Quốc Anh Lâm, Thanh Dược Phạm, Thị Thúy Hằng Võ, Thị Mỹ Vân Đặng","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.090","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.090","url":null,"abstract":"Mô hình bài toán tối ưu vector thông qua tập co-radiant được xem xét và nghiên cứu các điều kiện tồn tại của nghiệm hữu hiệu yếu Benson cho các bài toán này. Trước tiên, các tính chất của tập radiant và tập co-radiant được thảo luận. Sau đó, mô hình bài toán tối ưu vector thông qua tập co-radiant và nghiệm hữu hiệu yếu Benson của chúng được đề xuất. Cuối cùng, bằng cách sử dụng phương pháp vô hướng hóa tuyến tính, các điều kiện đủ cho sự tồn tại của các nghiệm hữu hiệu yếu Benson này được thiết lập.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"63 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"77246419","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.093
Kim Vàng Châu
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã đưa văn bản đa phương thức vào nội dung dạy học bao gồm cả dạy tiếp nhận và tạo lập văn bản. Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Trong chương trình này, yêu cầu cần đạt về viết, nói văn bản đa phương thức chỉ xuất hiện ở một số lớp, giới hạn ở loại văn bản thông tin và nghị luận. Trong bài viết này, một số biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho học sinh lớp 10 sẽ được trình bày. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra. Kết quả thực nghiệm cho phép đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức đã được đề xuất là có tính khả thi.
{"title":"Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho học sinh lớp 10","authors":"Kim Vàng Châu","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.093","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.093","url":null,"abstract":"Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã đưa văn bản đa phương thức vào nội dung dạy học bao gồm cả dạy tiếp nhận và tạo lập văn bản. Dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Trong chương trình này, yêu cầu cần đạt về viết, nói văn bản đa phương thức chỉ xuất hiện ở một số lớp, giới hạn ở loại văn bản thông tin và nghị luận. Trong bài viết này, một số biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho học sinh lớp 10 sẽ được trình bày. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra. Kết quả thực nghiệm cho phép đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức đã được đề xuất là có tính khả thi.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"84 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88107488","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.098
Văn Trọng Tính Phạm, Thanh Hải Huỳnh
Giáo dục nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình tích cực, hướng đến việc khắc phục tình trạng dạy học truyền thụ một chiều và ghi nhớ máy móc sang chú trọng, tập trung hướng dẫn các hoạt động học, tăng cường tối đa khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào hoạt động thực hành. Từ đó, người học phát triển năng lực và phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện đại. Song, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực đối với môn Ngữ văn 6 còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn và chưa thực sự đồng bộ. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Qua kết quả của 106 giáo viên Trung học cơ sở đã tham gia khảo sát , nhiều yếu tố được đưa ra có ảnh hưởng đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn 6, bao gồm các yếu tố liên quan tới phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, tâm lí người học,.. Trong bài viết này, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực được trình bày, trên cơ sở đó, các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng được đề xuất.
{"title":"Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực","authors":"Văn Trọng Tính Phạm, Thanh Hải Huỳnh","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.098","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.098","url":null,"abstract":"Giáo dục nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình tích cực, hướng đến việc khắc phục tình trạng dạy học truyền thụ một chiều và ghi nhớ máy móc sang chú trọng, tập trung hướng dẫn các hoạt động học, tăng cường tối đa khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào hoạt động thực hành. Từ đó, người học phát triển năng lực và phẩm chất, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện đại. Song, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực đối với môn Ngữ văn 6 còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn và chưa thực sự đồng bộ. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Qua kết quả của 106 giáo viên Trung học cơ sở đã tham gia khảo sát , nhiều yếu tố được đưa ra có ảnh hưởng đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn 6, bao gồm các yếu tố liên quan tới phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, tâm lí người học,.. Trong bài viết này, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học Ngữ văn 6 theo định hướng phát triển năng lực được trình bày, trên cơ sở đó, các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng được đề xuất.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"53 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"80292552","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.095
Lê Thị Thuý My Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long, Quốc Duy Hồ, Ca Nguyễn Anh Khoa Ca, Trương Quốc Tuấn Trương, Anh Quân Trương, Anh Huy Huỳnh
Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh (DFTB) được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene với độ rộng dãy khác nhau. Dãy penta-silicene tạo ra bằng cách cắt từ màng penta-silicene sau khi hồi phục, bốn loại biên thu được gồm: răng cưa (SS), zigzag - zigzag (ZZ), armchair - armchair (AA), zigzag - armchair (ZA). Tuy nhiên, penta–silicene không ổn định. Sự ổn định động học của penta –silicene được khôi phục lại bằng cách gắn Hidro lên bề mặt. Qua kết quả tính toán năng lượng biên, việc hình thành dãy penta-silicene từ màng 2D là khả thi. Thêm vào đó, dựa trên tính toán năng lượng liên kết, dạng biên SS có cấu trúc ổn định nhất. Cấu trúc điện tử của penta –silicene cũng được nghiên cứu, kết quả là tìm thấy được tất cả dạng biên đều tồn tại vùng cấm và khi độ rộng dãy tăng lên thì độ rộng vùng cấm giảm.
{"title":"Nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene đơn lớp bằng phương pháp phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh","authors":"Lê Thị Thuý My Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vĩnh Long, Quốc Duy Hồ, Ca Nguyễn Anh Khoa Ca, Trương Quốc Tuấn Trương, Anh Quân Trương, Anh Huy Huỳnh","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.095","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.095","url":null,"abstract":"Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh (DFTB) được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene với độ rộng dãy khác nhau. Dãy penta-silicene tạo ra bằng cách cắt từ màng penta-silicene sau khi hồi phục, bốn loại biên thu được gồm: răng cưa (SS), zigzag - zigzag (ZZ), armchair - armchair (AA), zigzag - armchair (ZA). Tuy nhiên, penta–silicene không ổn định. Sự ổn định động học của penta –silicene được khôi phục lại bằng cách gắn Hidro lên bề mặt. Qua kết quả tính toán năng lượng biên, việc hình thành dãy penta-silicene từ màng 2D là khả thi. Thêm vào đó, dựa trên tính toán năng lượng liên kết, dạng biên SS có cấu trúc ổn định nhất. Cấu trúc điện tử của penta –silicene cũng được nghiên cứu, kết quả là tìm thấy được tất cả dạng biên đều tồn tại vùng cấm và khi độ rộng dãy tăng lên thì độ rộng vùng cấm giảm.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"29 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81962294","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.096
Minh Lý Nguyễn, Thị Tuyết Mai Lê
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn chủng nấm thuộc chi Monascus có khả năng sinh sắc tố từ các mẫu gạo, mẫu đất tại thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của dịch chiết sắc tố cũng được khảo sát bằng phương pháp đục lỗ thạch và khả năng bắt gốc tự do ABTS+. Kết quả cho thấy đã phân lập được 9 chủng nấm thuộc chi Monascus, trong đó, chủng M4 cho hàm lượng sắc tố đỏ và sắc tố vàng cao nhất lần lượt là 1.271,12±96,58 AU/g và 3.996,3±2,413 AU/g. Chủng M4 đã được định danh thuộc loài Monascus purpureus bằng phương pháp giải trình tự gene ITS. Ngoài ra, dịch chiết sắc tố của chủng M4 có hoạt tính chống oxy hóa khá mạnh (87,86±0,40%) và đồng thời có khả năng kháng Escherichia coli và Samonella typhirinum.
{"title":"Tuyển chọn chủng nấm Monascus purpureus có khả năng sinh sắc tố đỏ, sắc tố vàng cao nhất và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa của dịch chiết sắc tố","authors":"Minh Lý Nguyễn, Thị Tuyết Mai Lê","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.096","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.096","url":null,"abstract":"Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn chủng nấm thuộc chi Monascus có khả năng sinh sắc tố từ các mẫu gạo, mẫu đất tại thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của dịch chiết sắc tố cũng được khảo sát bằng phương pháp đục lỗ thạch và khả năng bắt gốc tự do ABTS+. Kết quả cho thấy đã phân lập được 9 chủng nấm thuộc chi Monascus, trong đó, chủng M4 cho hàm lượng sắc tố đỏ và sắc tố vàng cao nhất lần lượt là 1.271,12±96,58 AU/g và 3.996,3±2,413 AU/g. Chủng M4 đã được định danh thuộc loài Monascus purpureus bằng phương pháp giải trình tự gene ITS. Ngoài ra, dịch chiết sắc tố của chủng M4 có hoạt tính chống oxy hóa khá mạnh (87,86±0,40%) và đồng thời có khả năng kháng Escherichia coli và Samonella typhirinum.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"84363320","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-06-15DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.087
Hoàng Sang Đặng
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) là một nhà yêu nước lớn không chỉ được biết đến với vai trò là nhà văn, nhà thơ, mà còn là một chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong lịch sử cận đại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Chính vì vậy, đây là một nhân vật lịch sử quan trọng cần được tạo biểu tượng sâu sắc về những dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp cứu nước, để giáo dục tấm gương sáng chói của nhà cách mạng họ Phan cho thế hệ trẻ học tập và noi theo. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa môn Lịch sử hiện hành vẫn còn phổ biến những đánh giá chưa thật sự khách quan, công bằng về vị trí của Phan Châu Trinh trong lịch sử, tác động đến nhận thức chưa toàn diện của giáo viên và học sinh. Theo hướng tiếp cận giáo dục lịch sử, bài viết góp phần đánh giá khách quan hơn về danh nhân Phan Châu Trinh theo tiến trình lịch sử dân tộc, nhằm giúp học sinh nhận thức đầy đủ giá trị tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại qua các tiết học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
{"title":"Danh nhân Phan Châu Trinh trong chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay","authors":"Hoàng Sang Đặng","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.087","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.087","url":null,"abstract":"Phan Châu Trinh (1872 - 1926) là một nhà yêu nước lớn không chỉ được biết đến với vai trò là nhà văn, nhà thơ, mà còn là một chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong lịch sử cận đại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Chính vì vậy, đây là một nhân vật lịch sử quan trọng cần được tạo biểu tượng sâu sắc về những dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp cứu nước, để giáo dục tấm gương sáng chói của nhà cách mạng họ Phan cho thế hệ trẻ học tập và noi theo. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa môn Lịch sử hiện hành vẫn còn phổ biến những đánh giá chưa thật sự khách quan, công bằng về vị trí của Phan Châu Trinh trong lịch sử, tác động đến nhận thức chưa toàn diện của giáo viên và học sinh. Theo hướng tiếp cận giáo dục lịch sử, bài viết góp phần đánh giá khách quan hơn về danh nhân Phan Châu Trinh theo tiến trình lịch sử dân tộc, nhằm giúp học sinh nhận thức đầy đủ giá trị tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại qua các tiết học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"13 1-4 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-06-15","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"91543648","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.042
Thị Mỹ Phượng Đỗ, Hoàng Việt Lê, Xuân Lộc Nguyễn
Bùn thải được hình thành như một sản phẩm phụ trong quá trình xử lý nước thải và là một hỗn hợp không đồng nhất. Trong nghiên cứu này, bùn thải được sấy khô bằng hệ thống buồng sấy sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT). Tổng cộng có 4 đợt thử nghiệm, bao gồm 3 đợt sấy (có tải bùn thải) và 1 đợt sấy (không tải bùn thải). Sau thử nghiệm, đối với 3 đợt sấy có tải, nhiệt độ trong trong buồng sấy dao động trong khoảng 50±5°C; riêng đợt 4 ở chế độ sấy không tải thì nhiệt độ của buồng sấy duy trì trong khoảng 60±5°C so với nhiệt độ ngoài trời 30±5°C. Sau 5 ngày thử nghiệm, độ ẩm trung bình của bùn giảm từ 88,69 - 90,84% xuống 19,12 - 22,73% trong điều kiện có xới và 23,32 - 28,28% trong điều kiện không xới. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng buồng sấy năng lượng mặt trời có thể được sử dụng hiệu quả để làm khô bùn thải.
{"title":"Nghiên cứu thực nghiệm sấy bùn thải bằng buồng sấy sử dụng năng lượng mặt trời","authors":"Thị Mỹ Phượng Đỗ, Hoàng Việt Lê, Xuân Lộc Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.042","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.042","url":null,"abstract":"Bùn thải được hình thành như một sản phẩm phụ trong quá trình xử lý nước thải và là một hỗn hợp không đồng nhất. Trong nghiên cứu này, bùn thải được sấy khô bằng hệ thống buồng sấy sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT). Tổng cộng có 4 đợt thử nghiệm, bao gồm 3 đợt sấy (có tải bùn thải) và 1 đợt sấy (không tải bùn thải). Sau thử nghiệm, đối với 3 đợt sấy có tải, nhiệt độ trong trong buồng sấy dao động trong khoảng 50±5°C; riêng đợt 4 ở chế độ sấy không tải thì nhiệt độ của buồng sấy duy trì trong khoảng 60±5°C so với nhiệt độ ngoài trời 30±5°C. Sau 5 ngày thử nghiệm, độ ẩm trung bình của bùn giảm từ 88,69 - 90,84% xuống 19,12 - 22,73% trong điều kiện có xới và 23,32 - 28,28% trong điều kiện không xới. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng buồng sấy năng lượng mặt trời có thể được sử dụng hiệu quả để làm khô bùn thải.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"92 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75726486","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.033
Huỳnh Giao Đặng, Thị Thu Hường Lê, Bá Huy Trần, Trần Bảo Nghi Phạm, Ngọc Tri Tân Hồ
Vật liệu Cu/ZIF-67 được tổng hợp thành công trong “dung môi xanh” ethanol với sự hỗ trợ của sóng siêu âm giúp thời gian phản ứng được rút ngắn hơn so với phương pháp nhiệt dung môi thông thường mà vẫn đảm bảo được cấu trúc tinh thể cao. Vật liệu này được sử dụng làm xúc tác để phân hủy congo red với sự hiện diện của hydrogen peroxide. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nồng độ H2O2, khối lượng xúc tác, nồng độ congo red và thời gian phản ứng được khảo sát. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác phân hủy congo red của Cu/ZIF-67 đạt khá cao, loại bỏ hơn 98% congo red ở nồng độ 40 ppm chỉ sau 50 phút khi có sự hiện diện của 0,25 mol/L H2O2, 100 mg/L vật liệu Cu/ZIF-67 tại điều kiện êm dịu là nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Nhờ vào hiệu quả phân hủy congo red, vật liệu Cu/ZIF-67 hứa hẹn là một xúc tác dị thể tiềm năng trong việc loại bỏ thuốc nhuộm độc hại từ dung dịch nước.
{"title":"Nghiên cứu hoạt tính xúc tác phân hủy congo red của vật liệu Cu/ZIF-67 với sự hiện diện của hydrogen peroxide","authors":"Huỳnh Giao Đặng, Thị Thu Hường Lê, Bá Huy Trần, Trần Bảo Nghi Phạm, Ngọc Tri Tân Hồ","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.033","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.033","url":null,"abstract":"Vật liệu Cu/ZIF-67 được tổng hợp thành công trong “dung môi xanh” ethanol với sự hỗ trợ của sóng siêu âm giúp thời gian phản ứng được rút ngắn hơn so với phương pháp nhiệt dung môi thông thường mà vẫn đảm bảo được cấu trúc tinh thể cao. Vật liệu này được sử dụng làm xúc tác để phân hủy congo red với sự hiện diện của hydrogen peroxide. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nồng độ H2O2, khối lượng xúc tác, nồng độ congo red và thời gian phản ứng được khảo sát. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác phân hủy congo red của Cu/ZIF-67 đạt khá cao, loại bỏ hơn 98% congo red ở nồng độ 40 ppm chỉ sau 50 phút khi có sự hiện diện của 0,25 mol/L H2O2, 100 mg/L vật liệu Cu/ZIF-67 tại điều kiện êm dịu là nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Nhờ vào hiệu quả phân hủy congo red, vật liệu Cu/ZIF-67 hứa hẹn là một xúc tác dị thể tiềm năng trong việc loại bỏ thuốc nhuộm độc hại từ dung dịch nước.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"7 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"86606876","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}