Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.023
Thị Thắm Trần, Đoan Trinh Nguyễn
Chuỗi cung ứng lạnh là chuỗi cung ứng các loại sản phẩm dễ hư hỏng từ nơi xuất xứ, qua các quy trình chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị dưới nhiệt độ cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và ngăn ngừa ô nhiễm. Trong chuỗi cung ứng lạnh, một trong những yêu cầu cần thiết là tối thiểu thời gian và tuyến đường vận chuyển, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả chi phí. Bài báo này xây dựng mô hình toán nhằm tối thiểu tổng chi phí thông qua việc lựa chọn tuyến đường có thời gian di chuyển ngắn nhất. Bài toán được xây dựng dựa trên mô hình quy hoạch tuyến đường VRP và mô hình lập trình phi tuyến (Non-linear Programming_NLP). Hoạt động phân phối của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh tại quận Ninh Kiều, thành Phố Cần Thơ được sử dụng làm ví dụ cho mô hình đề xuất. Kết quả phân tích cung cấp tuyến đường vận chuyển thích hợp nhằm cải thiện chi phí logistics trong trường hợp nghiên cứu tại 18 điểm cửa hàng Bách Hóa Xanh, làm tiền đề phát triển và áp dụng mô hình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn chuỗi.
{"title":"Mô hình tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển trong chuỗi cung ứng lạnh nông sản","authors":"Thị Thắm Trần, Đoan Trinh Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.023","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.023","url":null,"abstract":"Chuỗi cung ứng lạnh là chuỗi cung ứng các loại sản phẩm dễ hư hỏng từ nơi xuất xứ, qua các quy trình chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị dưới nhiệt độ cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và ngăn ngừa ô nhiễm. Trong chuỗi cung ứng lạnh, một trong những yêu cầu cần thiết là tối thiểu thời gian và tuyến đường vận chuyển, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả chi phí. Bài báo này xây dựng mô hình toán nhằm tối thiểu tổng chi phí thông qua việc lựa chọn tuyến đường có thời gian di chuyển ngắn nhất. Bài toán được xây dựng dựa trên mô hình quy hoạch tuyến đường VRP và mô hình lập trình phi tuyến (Non-linear Programming_NLP). Hoạt động phân phối của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh tại quận Ninh Kiều, thành Phố Cần Thơ được sử dụng làm ví dụ cho mô hình đề xuất. Kết quả phân tích cung cấp tuyến đường vận chuyển thích hợp nhằm cải thiện chi phí logistics trong trường hợp nghiên cứu tại 18 điểm cửa hàng Bách Hóa Xanh, làm tiền đề phát triển và áp dụng mô hình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn chuỗi.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"1 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"90053507","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng phân hủy Methylene Blue (MB) bằng xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like. Fe3O4/Cu0 sau tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại và kết quả cho thấy Fe3O4/Cu0 đã được hình thành thông qua các đỉnh nhiễu xạ của đồng và oxit sắt từ. Fe3O4/Cu0 có dạng hình cầu và khối đa giác với kích thước trong khoảng 40–60 nm. Độ từ hoá của Fe3O4 và Fe3O4/Cu0 được xác định lần lượt là 40,1 và 10,2 emu.g. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X và quang phổ phát xạ plasma đã chứng minh được sự hiện diện của Fe, Cu và O trong vật liệu. Kết quả quang phổ phát xạ plasma còn phát hiện được hàm lượng Cu và Fe trong mẫu dung dịch đã xử lý MB, chứng minh rằng cả Fe3O4 và Cu đều tham gia vào phản ứng Fenton-like. Quá trình phân hủy MB bằng Fe3O4/Cu0 đạt hiệu suất cao nhất là 99,5% ở nhiệt độ phòng, pH 4, thời gian 75 phút và nồng độ đầu của MB là 25 mg/L.
{"title":"Đánh giá khả năng xử lý methylene blue trong nước của xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like","authors":"Huỳnh Vủ Thanh Lương, Hoàng Yến Lê, Thành Phú Lê, Trần Diễm Trinh Lê, Thúy Quỳnh Trần, Ngọc Phương Thảo Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.034","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.034","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng phân hủy Methylene Blue (MB) bằng xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like. Fe3O4/Cu0 sau tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại và kết quả cho thấy Fe3O4/Cu0 đã được hình thành thông qua các đỉnh nhiễu xạ của đồng và oxit sắt từ. Fe3O4/Cu0 có dạng hình cầu và khối đa giác với kích thước trong khoảng 40–60 nm. Độ từ hoá của Fe3O4 và Fe3O4/Cu0 được xác định lần lượt là 40,1 và 10,2 emu.g. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X và quang phổ phát xạ plasma đã chứng minh được sự hiện diện của Fe, Cu và O trong vật liệu. Kết quả quang phổ phát xạ plasma còn phát hiện được hàm lượng Cu và Fe trong mẫu dung dịch đã xử lý MB, chứng minh rằng cả Fe3O4 và Cu đều tham gia vào phản ứng Fenton-like. Quá trình phân hủy MB bằng Fe3O4/Cu0 đạt hiệu suất cao nhất là 99,5% ở nhiệt độ phòng, pH 4, thời gian 75 phút và nồng độ đầu của MB là 25 mg/L.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"128 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"74690201","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.027
Văn Hữu Bùi, Trọng Hiếu Lưu, Quang Hiếu Ngô
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng đất và chỉ số khác biệt thực vật chuẩn hóa (NDVI) và chỉ số khác biệt rìa đỏ (NDRE) đến khả năng sinh trưởng và năng suất thực tế (NSTT) của lúa thật sự cần thiết. Trong nghiên cứu này, kiểm định hệ số tương quan Pearson được áp dụng để phân tích sự tương quan giữa các yếu tố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra độ cứng đất tăng dần theo độ sâu và phân bố không đều trên đồng; mối quan hệ giữa độ cứng đất tại thời điểm lúa 26 ngày tuổi với sự sinh trưởng và NSTT của lúa chưa được xác định. NDVI và NDRE tăng và giảm đều khi đạt giá trị lớn nhất (0,79-0,86) trong giai đoạn lúa làm đồng. NDVI và NDRE có mối quan hệ cao với năng suất thành phần của lúa, nhưng thấp với chiều cao cây và số chồi lúa. Hai mạng nơron nhân tạo được xây dựng, huấn luyện và kiểm tra theo thuật toán huấn luyện tích hợp trong bộ công cụ của phần mềm Matlab cho kết quả dự đoán NSTT của lúa với độ tin cậy cao.
{"title":"Ứng dụng công nghệ UAV (drones) theo dõi sinh trưởng và dự báo năng suất lúa tại vùng canh tác lúa tỉnh Hậu Giang","authors":"Văn Hữu Bùi, Trọng Hiếu Lưu, Quang Hiếu Ngô","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.027","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.027","url":null,"abstract":"Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng đất và chỉ số khác biệt thực vật chuẩn hóa (NDVI) và chỉ số khác biệt rìa đỏ (NDRE) đến khả năng sinh trưởng và năng suất thực tế (NSTT) của lúa thật sự cần thiết. Trong nghiên cứu này, kiểm định hệ số tương quan Pearson được áp dụng để phân tích sự tương quan giữa các yếu tố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra độ cứng đất tăng dần theo độ sâu và phân bố không đều trên đồng; mối quan hệ giữa độ cứng đất tại thời điểm lúa 26 ngày tuổi với sự sinh trưởng và NSTT của lúa chưa được xác định. NDVI và NDRE tăng và giảm đều khi đạt giá trị lớn nhất (0,79-0,86) trong giai đoạn lúa làm đồng. NDVI và NDRE có mối quan hệ cao với năng suất thành phần của lúa, nhưng thấp với chiều cao cây và số chồi lúa. Hai mạng nơron nhân tạo được xây dựng, huấn luyện và kiểm tra theo thuật toán huấn luyện tích hợp trong bộ công cụ của phần mềm Matlab cho kết quả dự đoán NSTT của lúa với độ tin cậy cao.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"99 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88430718","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.039
Sĩ Thiện Lê, Huyền Quyên Lê
Đặc tính vi lỏng của chất lỏng có độ nhớt cao trong ống vi mao quản được khảo sát bằng kỹ thuật sử dụng áp suất hỗ trợ. Các mô phỏng CFD được thực hiện để dự đoán đặc tính dòng chảy, thời gian và chiều dài dâng lên trong ống vi mao quản. Kết quả mô phỏng cho thấy sự tương đồng với thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng độ nhớt của chất lỏng trong ống vi mao quản không phụ thuộc đường kính của ống, vì thế độ nhớt đo được từ phương pháp này tương đương với độ nhớt được đo bằng những phương pháp thông dụng. Điều này cho phép kỹ thuật hỗ trợ áp suất có thể được sử dụng để xác định độ nhớt nóng chảy của một số loại thủy tinh nhất định. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào kích thước ống mao dẫn và những phản ứng bề mặt xảy ra giữa thủy tinh nóng chảy bên trong và ống mao quản.
{"title":"Khảo sát đặc tính vi lỏng của chất lỏng có độ nhớt cao trong ống vi mao quản bằng phương pháp sử dụng áp suất hỗ trợ","authors":"Sĩ Thiện Lê, Huyền Quyên Lê","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.039","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.039","url":null,"abstract":"Đặc tính vi lỏng của chất lỏng có độ nhớt cao trong ống vi mao quản được khảo sát bằng kỹ thuật sử dụng áp suất hỗ trợ. Các mô phỏng CFD được thực hiện để dự đoán đặc tính dòng chảy, thời gian và chiều dài dâng lên trong ống vi mao quản. Kết quả mô phỏng cho thấy sự tương đồng với thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng độ nhớt của chất lỏng trong ống vi mao quản không phụ thuộc đường kính của ống, vì thế độ nhớt đo được từ phương pháp này tương đương với độ nhớt được đo bằng những phương pháp thông dụng. Điều này cho phép kỹ thuật hỗ trợ áp suất có thể được sử dụng để xác định độ nhớt nóng chảy của một số loại thủy tinh nhất định. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào kích thước ống mao dẫn và những phản ứng bề mặt xảy ra giữa thủy tinh nóng chảy bên trong và ống mao quản.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"77 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88485367","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Trong những năm gần đây, hệ thống năng lượng đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc. Đặc biệt là sự tăng nhanh của các nguồn năng lượng phân tán (DG) trên toàn thế giới đã tạo ra nhiều thách thức. Tại Việt Nam, việc tích hợp các nguồn phân tán này vào hệ thống lưới điện quốc gia được xem là một thách thức lớn. Bài báo đã giải quyết vấn đề tối ưu hóa vị trí lắp đặt và công suất của các nguồn phân tán thông qua chức năng Volt/Var của các bộ Inverter. Bên cạnh đó, ngoài các tiêu chí về kỹ thuật, chi phí DG cũng được xem xét. Bài báo sử dụng phương pháp MFO cải tiến và phần mềm mô phỏng là MATLAB có tích hợp MatPower Toolbox. Lưới điện sử dụng mô phỏng là lưới điện truyền tải IEEE 30 nút. Kết quả mô phỏng được so sánh với phương pháp tối ưu GA, chứng minh sự hiệu quả của phương pháp MFO cải tiến.
{"title":"Phân bố tối ưu nguồn phân tán có chức năng volt-var trên lưới điện truyền tải bằng phương pháp moth-flame optimization cải tiến","authors":"Trọng Tài Nguyễn, Phúc Khải Nguyễn, Bửu Quí Lâm, Ngọc Anh Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.050","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.050","url":null,"abstract":"Trong những năm gần đây, hệ thống năng lượng đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc. Đặc biệt là sự tăng nhanh của các nguồn năng lượng phân tán (DG) trên toàn thế giới đã tạo ra nhiều thách thức. Tại Việt Nam, việc tích hợp các nguồn phân tán này vào hệ thống lưới điện quốc gia được xem là một thách thức lớn. Bài báo đã giải quyết vấn đề tối ưu hóa vị trí lắp đặt và công suất của các nguồn phân tán thông qua chức năng Volt/Var của các bộ Inverter. Bên cạnh đó, ngoài các tiêu chí về kỹ thuật, chi phí DG cũng được xem xét. Bài báo sử dụng phương pháp MFO cải tiến và phần mềm mô phỏng là MATLAB có tích hợp MatPower Toolbox. Lưới điện sử dụng mô phỏng là lưới điện truyền tải IEEE 30 nút. Kết quả mô phỏng được so sánh với phương pháp tối ưu GA, chứng minh sự hiệu quả của phương pháp MFO cải tiến.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"5 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"73551594","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.043
Thị Thảo Nguyên Bùi, Nhị Trự Nguyễn, Thị Vân Anh Hà, Thị Quỳnh Giao Nguyễn, Thị Ngọc Huyền Huỳnh, Đức An Nguyễn
Abstract – Hydrogels have attracted the attention of domestic and foreign researchers due to their outstanding properties such as simple fabrication and diverse applications in many fields. In this study, hydrogels were synthesized from polyvinyl alcohol (PVA), chitosan (CS), and activated carbon (AC) towards removing copper ions from wastewater. The characteristic properties of hydrogels were investigated by analytical methods, including infrared spectroscopy (FTIR), X-ray diffraction (XRD), water swelling behavior, and Cu (II) ion adsorption capacity. The maximum water swelling capacity of the hydrogel was 497.1% when the active carbon content in the hydrogel sample was 2 wt%. The Langmuir and Freundlich isotherm models were used in the study to evaluate the Cu (II) ion adsorption capacity of the hydrogel and the experimental parameters of the survey process completely matched the model. The PVA/chitosan/active carbon hydrogel achieved a maximum Cu (II) ion adsorption of 212.766 mg/g in neutral medium.
{"title":"Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cu (II) bằng hydrogel trên cơ sở Poly(vinyl alcohol)/ chitosan/carbon","authors":"Thị Thảo Nguyên Bùi, Nhị Trự Nguyễn, Thị Vân Anh Hà, Thị Quỳnh Giao Nguyễn, Thị Ngọc Huyền Huỳnh, Đức An Nguyễn","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.043","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.043","url":null,"abstract":"Abstract – Hydrogels have attracted the attention of domestic and foreign researchers due to their outstanding properties such as simple fabrication and diverse applications in many fields. In this study, hydrogels were synthesized from polyvinyl alcohol (PVA), chitosan (CS), and activated carbon (AC) towards removing copper ions from wastewater. The characteristic properties of hydrogels were investigated by analytical methods, including infrared spectroscopy (FTIR), X-ray diffraction (XRD), water swelling behavior, and Cu (II) ion adsorption capacity. The maximum water swelling capacity of the hydrogel was 497.1% when the active carbon content in the hydrogel sample was 2 wt%. The Langmuir and Freundlich isotherm models were used in the study to evaluate the Cu (II) ion adsorption capacity of the hydrogel and the experimental parameters of the survey process completely matched the model. The PVA/chitosan/active carbon hydrogel achieved a maximum Cu (II) ion adsorption of 212.766 mg/g in neutral medium.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"6 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88791818","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.040
Minh Thư Đỗ, Huyền Quyên Lê, Sĩ Thiện Lê
Phương pháp sấy vi sóng sủi bọt được thực hiện để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất tạo bọt (lòng trắng trứng) và chất ổn định (carboxymethyl cellulose - CMC) đến độ ổn định của lớp bọt rau má và ảnh hưởng của độ dày lớp bọt trải cùng với công suất vi sóng lên màu sắc bột rau má thành phẩm. Kết quả cho thấy hỗn hợp bọt đạt mức độ ổn định nhất khi tỷ lệ chất tạo bọt và chất ổn định bọt nằm trong một khoảng giá trị cụ thể mà ở đây là 15% lòng trắng trứng và 1,4% CMC (so với khối lượng mẫu); Màu sắc tối ưu của bọt đạt được ở độ dày bọt trải dày 4 mm trên đĩa thủy tinh và được mang đi sấy trong lò vi sóng với công suất 130 W. Kết quá thí nghiệm là cơ sở bước đầu cho việc tối ưu hóa các thông số trong quá trình tạo bột rau má bằng phương pháp sấy vi sóng sủi bọt.
{"title":"Khảo sát các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình tạo bột rau má bằng phương pháp sấy vi sóng sủi bọt","authors":"Minh Thư Đỗ, Huyền Quyên Lê, Sĩ Thiện Lê","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.040","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.040","url":null,"abstract":"Phương pháp sấy vi sóng sủi bọt được thực hiện để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất tạo bọt (lòng trắng trứng) và chất ổn định (carboxymethyl cellulose - CMC) đến độ ổn định của lớp bọt rau má và ảnh hưởng của độ dày lớp bọt trải cùng với công suất vi sóng lên màu sắc bột rau má thành phẩm. Kết quả cho thấy hỗn hợp bọt đạt mức độ ổn định nhất khi tỷ lệ chất tạo bọt và chất ổn định bọt nằm trong một khoảng giá trị cụ thể mà ở đây là 15% lòng trắng trứng và 1,4% CMC (so với khối lượng mẫu); Màu sắc tối ưu của bọt đạt được ở độ dày bọt trải dày 4 mm trên đĩa thủy tinh và được mang đi sấy trong lò vi sóng với công suất 130 W. Kết quá thí nghiệm là cơ sở bước đầu cho việc tối ưu hóa các thông số trong quá trình tạo bột rau má bằng phương pháp sấy vi sóng sủi bọt.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"16 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"82993680","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.037
Thị Bích Thuyền Nguyễn, Lưu Ngọc Hạnh Cao, Văn Hồng Thiện Đoàn, Thanh Mến Trần
Lá ổi được thu hoạch tại Bến Tre, loại bỏ lá hư, rửa sạch, sấy khô và xay nhỏ. Mẫu khô được chiết bằng 4 loại dung môi bằng phương pháp ngâm dầm, cô quay và định lượng flavonoid tổng. Trong các dung môi khảo sát, cao acetone có hàm lượng flavonoid cao nhất. Tiếp theo đó, cao acetone được xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao acetone thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao đối với 7 chủng vi sinh vật: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Listeria innocua, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Enterococcus faecalis nhưng nó không có hiệu quả kháng chủng nấm Aspergillus Niger. Thêm vào đó, cao chiết này cũng cho hiệu quả kháng oxy hóa tốt với giá trị IC50 = 24,01 (µg/mL). Kết quả này cho biết cao chiết lá ổi là một dược liệu tiềm năng do có tính kháng oxi hóa tốt và tính kháng sinh.
{"title":"Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết lá ổi Psidium Guajava L.","authors":"Thị Bích Thuyền Nguyễn, Lưu Ngọc Hạnh Cao, Văn Hồng Thiện Đoàn, Thanh Mến Trần","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.037","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.037","url":null,"abstract":"Lá ổi được thu hoạch tại Bến Tre, loại bỏ lá hư, rửa sạch, sấy khô và xay nhỏ. Mẫu khô được chiết bằng 4 loại dung môi bằng phương pháp ngâm dầm, cô quay và định lượng flavonoid tổng. Trong các dung môi khảo sát, cao acetone có hàm lượng flavonoid cao nhất. Tiếp theo đó, cao acetone được xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao acetone thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao đối với 7 chủng vi sinh vật: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Listeria innocua, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Enterococcus faecalis nhưng nó không có hiệu quả kháng chủng nấm Aspergillus Niger. Thêm vào đó, cao chiết này cũng cho hiệu quả kháng oxy hóa tốt với giá trị IC50 = 24,01 (µg/mL). Kết quả này cho biết cao chiết lá ổi là một dược liệu tiềm năng do có tính kháng oxi hóa tốt và tính kháng sinh.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"11 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"80714204","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.057
Thị Kim Thanh Hồ, Văn Đấu Võ
Phương pháp phần tử rời rạc (DEM) ngày càng thể hiện tính vượt trội so với phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) trong các nghiên cứu về địa kỹ thuật hiện nay. Bài báo giới thiệu một cách tổng quan về những thành tựu mà phương pháp DEM đã đạt được trong những năm gần đây. Các kết quả cho thấy việc ứng dụng DEM vào việc mô phỏng các đặc tính của vật liệu khá linh hoạt: từ các vật liệu rời rạc truyền thống, phương pháp này đặt nhiều tiềm năng trong nghiên cứu các vật liệu kết dính
{"title":"Tổng quan về phương pháp phần tử rời rạc (DEM) ứng dụng trong nghiên cứu vật liệu địa kỹ thuật","authors":"Thị Kim Thanh Hồ, Văn Đấu Võ","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.057","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.057","url":null,"abstract":"Phương pháp phần tử rời rạc (DEM) ngày càng thể hiện tính vượt trội so với phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) trong các nghiên cứu về địa kỹ thuật hiện nay. Bài báo giới thiệu một cách tổng quan về những thành tựu mà phương pháp DEM đã đạt được trong những năm gần đây. Các kết quả cho thấy việc ứng dụng DEM vào việc mô phỏng các đặc tính của vật liệu khá linh hoạt: từ các vật liệu rời rạc truyền thống, phương pháp này đặt nhiều tiềm năng trong nghiên cứu các vật liệu kết dính","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"254 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78845531","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2023-05-19DOI: 10.22144/ctu.jvn.2023.044
Minh Khoa Ngô
Bài báo trình bày việc ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính toán phân tích sóng hài trong lưới điện phân phối. Bên cạnh việc mô hình hóa các phần tử thông thường như nguồn, máy biến áp, đường dây, các phụ tải sử dụng bộ biến đổi điện tử công suất cũng được mô hình hóa trong phần mềm. Các bộ biến đổi này được xem như là nguồn hài gây ra trên lưới điện, do đó chúng làm méo dạng sóng điện áp, dòng điện. Các kết quả tính toán phân tích từ phần mềm PSS/ADEPT được đưa ra dưới dưới dạng đồ thị dạng sóng, biểu đồ phổ hài và số liệu dạng text. Đây là những kết quả rất hữu ích giúp lựa chọn giải pháp lọc sóng hài phù hợp cho lưới điện. Các kết quả kiểm chứng trong bài báo được mô phỏng và tính toán bởi lưới điện mẫu 13 nút.
{"title":"Tính toán phân tích sóng hài trong lưới điện phân phối bằng phần mềm PSS/ADEPT","authors":"Minh Khoa Ngô","doi":"10.22144/ctu.jvn.2023.044","DOIUrl":"https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.044","url":null,"abstract":"Bài báo trình bày việc ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính toán phân tích sóng hài trong lưới điện phân phối. Bên cạnh việc mô hình hóa các phần tử thông thường như nguồn, máy biến áp, đường dây, các phụ tải sử dụng bộ biến đổi điện tử công suất cũng được mô hình hóa trong phần mềm. Các bộ biến đổi này được xem như là nguồn hài gây ra trên lưới điện, do đó chúng làm méo dạng sóng điện áp, dòng điện. Các kết quả tính toán phân tích từ phần mềm PSS/ADEPT được đưa ra dưới dưới dạng đồ thị dạng sóng, biểu đồ phổ hài và số liệu dạng text. Đây là những kết quả rất hữu ích giúp lựa chọn giải pháp lọc sóng hài phù hợp cho lưới điện. Các kết quả kiểm chứng trong bài báo được mô phỏng và tính toán bởi lưới điện mẫu 13 nút.","PeriodicalId":9403,"journal":{"name":"Can Tho University Journal of Science","volume":"105 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-19","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"76321601","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}