Pub Date : 2022-11-25DOI: 10.46242/jstiuh.v59i05.4588
NGUYỄN NGỌC ẨN, ĐINH THỊ NGỌC NGÂN, TRỊNH TIỀN KIM NGÂN, NGUYỄN PHÚC THẠNH, LÊ THỊ VY HIỀN, VÕ THỊ CẨM GIANG, NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH, PHẠM TẤN VIỆT
Việc lạm dụng các thuốc kháng vi sinh vật có bản chất tự nhiên lẫn hóa học đã và đang là nguyên nhân tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc. Thêm vào đó, tình trạng cạn kiệt nguồn kháng sinh mới là một trong những mối lo ngại hàng đầu của thế giới. Do đó, đề tài nghiên cứu này đã được tiến hành với mục đích bước đầu khai thác nguồn hợp chất kháng vi sinh vật tiềm năng từ các loài Bacillus. Khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản xuất các hợp chất kháng vi sinh vật từ hai chủng Bacillus subtilis NN12 và Bacillus licheniformis KN12 đã được khảo sát. Thử nghiệm đối kháng invitro cho thấy chủng B. subtilis NN12 và B. licheniformis KN12 có khả năng ức chế mạnh đối với chủng vi khuẩn B. cereus. Ngoài ra, kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sự sinh tổng hợp các hợp chất kháng khuẩn B. cereus của 2 chủng nghiên cứu đã cho thấy môi trường chứa 1,0% glucose, 0,5% peptone hoặc cao nấm men, pH 6,0, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 18 giờ, ở 33°C là điều kiện thích hợp đối với B. subtilis NN12 và môi trường bổ sung 1,0% glucose hoặc tinh bột, 0,5% ure, pH 5,0, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 18 giờ ở 37°C-45°C là điều kiện thích hợp đối với B. licheniformis KN12. Hoạt tính đối kháng của dịch nuôi cấy B. subtilis NN12 nhạy cảm với nhiệt độ và proteinase K, trong khi dịch nuôi cấy B. licheniformis KN12 thì thể hiện sự bền nhiệt và bền với proteinase K. Các kết quả đạt được sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu hợp chất kháng vi sinh vật gây bệnh trong tương lai gần, góp phần vào các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
{"title":"ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN KHẢ NĂNG ỨC CHẾ Bacillus cereus CỦA Bacillus subtilis NN12 VÀ Bacillus licheniformis KN12","authors":"NGUYỄN NGỌC ẨN, ĐINH THỊ NGỌC NGÂN, TRỊNH TIỀN KIM NGÂN, NGUYỄN PHÚC THẠNH, LÊ THỊ VY HIỀN, VÕ THỊ CẨM GIANG, NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH, PHẠM TẤN VIỆT","doi":"10.46242/jstiuh.v59i05.4588","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v59i05.4588","url":null,"abstract":"Việc lạm dụng các thuốc kháng vi sinh vật có bản chất tự nhiên lẫn hóa học đã và đang là nguyên nhân tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc. Thêm vào đó, tình trạng cạn kiệt nguồn kháng sinh mới là một trong những mối lo ngại hàng đầu của thế giới. Do đó, đề tài nghiên cứu này đã được tiến hành với mục đích bước đầu khai thác nguồn hợp chất kháng vi sinh vật tiềm năng từ các loài Bacillus. Khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản xuất các hợp chất kháng vi sinh vật từ hai chủng Bacillus subtilis NN12 và Bacillus licheniformis KN12 đã được khảo sát. Thử nghiệm đối kháng invitro cho thấy chủng B. subtilis NN12 và B. licheniformis KN12 có khả năng ức chế mạnh đối với chủng vi khuẩn B. cereus. Ngoài ra, kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sự sinh tổng hợp các hợp chất kháng khuẩn B. cereus của 2 chủng nghiên cứu đã cho thấy môi trường chứa 1,0% glucose, 0,5% peptone hoặc cao nấm men, pH 6,0, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 18 giờ, ở 33°C là điều kiện thích hợp đối với B. subtilis NN12 và môi trường bổ sung 1,0% glucose hoặc tinh bột, 0,5% ure, pH 5,0, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 18 giờ ở 37°C-45°C là điều kiện thích hợp đối với B. licheniformis KN12. Hoạt tính đối kháng của dịch nuôi cấy B. subtilis NN12 nhạy cảm với nhiệt độ và proteinase K, trong khi dịch nuôi cấy B. licheniformis KN12 thì thể hiện sự bền nhiệt và bền với proteinase K. Các kết quả đạt được sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu hợp chất kháng vi sinh vật gây bệnh trong tương lai gần, góp phần vào các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"29 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-11-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"76805480","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-11-25DOI: 10.46242/jstiuh.v59i05.4592
LÊ THỊ THU TRANG, VÕ PHÁT THỊNH, HỒ THIÊN HOÀNG
Nghiên cứu này tiến hành mô tả đặc điểm về cấu tạo giải phẫu của các bộ phận (rễ, thân rễ, bẹ lá, phiến lá) của cây Sâm đá Kbang (Curcuma singularis Gagnep.), một loài mới được ghi nhận ở Việt Nam năm 2016. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ thân rễ cây Sâm đá Kbang được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC). Hình ảnh cấu tạo giải phẫu Sâm đá kbang cho thấy cấu trúc đặc trưng của thân rễ với nhiều bó vết lá nằm rải rác trong vùng vỏ; mô mềm ở rễ và thân rễ có nhiều tế bào chứa chất tiết màu vàng; bẹ lá và phiến lá với nhiều bó dẫn xếp thành hàng, biểu bì ở phiến lá có nhiều lông che chở đa bào. Cao chiết ethanol từ thân rễ cây Sâm đá Kbang thể hiện hoạt lực kháng mạnh với một số chủng khuẩn kiểm định như MRSA, MSSA; kháng trung bình với chủng Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.
{"title":"NGHIÊN CỨU CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ THÂN RỄ CÂY SÂM ĐÁ KBANG (Curcuma singularis Gagnep.)","authors":"LÊ THỊ THU TRANG, VÕ PHÁT THỊNH, HỒ THIÊN HOÀNG","doi":"10.46242/jstiuh.v59i05.4592","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v59i05.4592","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này tiến hành mô tả đặc điểm về cấu tạo giải phẫu của các bộ phận (rễ, thân rễ, bẹ lá, phiến lá) của cây Sâm đá Kbang (Curcuma singularis Gagnep.), một loài mới được ghi nhận ở Việt Nam năm 2016. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ thân rễ cây Sâm đá Kbang được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC). Hình ảnh cấu tạo giải phẫu Sâm đá kbang cho thấy cấu trúc đặc trưng của thân rễ với nhiều bó vết lá nằm rải rác trong vùng vỏ; mô mềm ở rễ và thân rễ có nhiều tế bào chứa chất tiết màu vàng; bẹ lá và phiến lá với nhiều bó dẫn xếp thành hàng, biểu bì ở phiến lá có nhiều lông che chở đa bào. Cao chiết ethanol từ thân rễ cây Sâm đá Kbang thể hiện hoạt lực kháng mạnh với một số chủng khuẩn kiểm định như MRSA, MSSA; kháng trung bình với chủng Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"8 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-11-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"79299475","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-11-25DOI: 10.46242/jstiuh.v59i05.4598
ĐỖ VIẾT PHƯƠNG
Vỏ quả cà phê là một trong những nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào ở Việt Nam. Trong vỏ quả cà phê, cellulose chiếm một hàm lượng lớn, đây là thành phần quan trọng trong việc chuyển đổi thành ethanol sinh học. Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi vỏ quả cà phê thành ethanol thì trước hết nguyên liệu này cần phải qua bước tiền xử lý nhằm làm giảm lượng lignin và hemicellulose mà vẫn giữ lại thành phần cellulose. Trong nghiên cứu này, chủng nấm gây mục trắng Phanerochaete chrysosporium được sử dụng để thực hiện quá trình tiền xử lý trước khi quá trình thủy phân và lên men diễn ra. Tại điều kiện độ ẩm nguyên liệu 85%, nhiệt độ môi trường 35oC, tỷ lệ sinh khối/nguyên liệu là 1,5%, sau 40 ngày tiền xử lý cellulose giảm 20,7%; hemicellulose giảm 12,8% và lignin giảm 50,2%. Nguyên liệu sau khi tiền xử lý tiếp tục thực hiện quá trình thủy phân bởi tổ hợp enzyme thương mại (25 FPU/g Viscozyme Cassava và 34 CBU/g Novozyme 188). Kết quả thu được hàm lượng đường khử và đường glucose trong dịch thủy phân tương ứng là: 13,19 g/L và 5,42 g/L, đồng thời hiệu suất thủy phân đạt 60,23%. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủng nấm gây mục P. chrysosporium có tính tương thích cao khi phát triển mạnh trên nguồn sinh khối vỏ quả cà phê đồng thời chúng đã tiết ra môi trường một số enzyme giúp phân hủy sinh học cellulose, lignin và hemicellulose.
{"title":"TIỀN XỬ LÝ VỎ QUẢ CÀ PHÊ BẰNG CHỦNG NẤM GÂY MỤC TRẮNG PHANEROCHAETE CHRYSOSPORIUM","authors":"ĐỖ VIẾT PHƯƠNG","doi":"10.46242/jstiuh.v59i05.4598","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v59i05.4598","url":null,"abstract":"Vỏ quả cà phê là một trong những nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào ở Việt Nam. Trong vỏ quả cà phê, cellulose chiếm một hàm lượng lớn, đây là thành phần quan trọng trong việc chuyển đổi thành ethanol sinh học. Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi vỏ quả cà phê thành ethanol thì trước hết nguyên liệu này cần phải qua bước tiền xử lý nhằm làm giảm lượng lignin và hemicellulose mà vẫn giữ lại thành phần cellulose. Trong nghiên cứu này, chủng nấm gây mục trắng Phanerochaete chrysosporium được sử dụng để thực hiện quá trình tiền xử lý trước khi quá trình thủy phân và lên men diễn ra. Tại điều kiện độ ẩm nguyên liệu 85%, nhiệt độ môi trường 35oC, tỷ lệ sinh khối/nguyên liệu là 1,5%, sau 40 ngày tiền xử lý cellulose giảm 20,7%; hemicellulose giảm 12,8% và lignin giảm 50,2%. Nguyên liệu sau khi tiền xử lý tiếp tục thực hiện quá trình thủy phân bởi tổ hợp enzyme thương mại (25 FPU/g Viscozyme Cassava và 34 CBU/g Novozyme 188). Kết quả thu được hàm lượng đường khử và đường glucose trong dịch thủy phân tương ứng là: 13,19 g/L và 5,42 g/L, đồng thời hiệu suất thủy phân đạt 60,23%. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, chủng nấm gây mục P. chrysosporium có tính tương thích cao khi phát triển mạnh trên nguồn sinh khối vỏ quả cà phê đồng thời chúng đã tiết ra môi trường một số enzyme giúp phân hủy sinh học cellulose, lignin và hemicellulose.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"122 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-11-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78551639","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-11-25DOI: 10.46242/jstiuh.v59i05.4604
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, NGUYỄN XUÂN TÒNG, MAI HƯƠNG, NGUYỄN THỊ HUỆ
Kim loại nặng trong trầm tích tác động bất lợi cho sinh vật đáy. Những tác động đó hiếm khi có thể được dự đoán từ tổng nồng độ kim loại do ảnh hưởng của các dạng tồn tại trong trầm tích là khác nhau. Để đánh giá bất lợi tiềm ẩn do chất ô nhiễm Cu, Pb trong trầm tích, mô hình thử nghiêm độc tính dung dịch lắng trầm tích bổ sung (Cu2+, Pb2+) lên phôi, ấu trùng hàu Crassostrea gigas đã được thực hiện. Mô hình được thực hiện theo 3 giai đoạn: (i) Điều chế mẫu trầm tích được thêm chuấn (Cu2+, Pb2+); (ii) Điều chế các dung dịch lắng từ các mẫu trầm tích đã thêm chuẩn (Cu2+, Pb2+) và (iii) Thử nghiệm độc tính phôi, ấu trùng Crassostrea gigas bằng dung dịch lắng. Các thông số như tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ bất thường của phôi, ấu trùng và EC50 được xác định. Kết quả cho thấy độc chất khi tiếp xúc với tinh trùng, trứng, cả tinh trùng và trứng cho EC50 là 0,024; 0,063; 0,034mg/L đối với Cu và 4,7; 14,0, 5,5 mg/L đối với Pb; Tỉ lệ ấu trùng không phát triển sau 24 giờ cho EC50 là 0,015 mg/L cho Cu và 2,88 mg/L cho Pb. Kết quả cho thấy độc tính Cu cao hơn Pb và trứng ít nhạy cảm hơn so với tinh trùng. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để dự báo mức độ nhạy cảm của Cu, Pb trong trầm tích vùng cửa sông Soài Rạp lên phôi, ấu trùng hàu Crassostrea gigas.
{"title":"ĐỘC TÍNH TRẦM TÍCH KẾT HỢP KIM LOẠI (Cu2+, Pb2+) LÊN PHÔI, ẤU TRÙNG HÀU CRASSOSTREA GIGAS: TRẦM TÍCH TẠI CỬA SÔNG SOÀI RẠP, SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI","authors":"NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, NGUYỄN XUÂN TÒNG, MAI HƯƠNG, NGUYỄN THỊ HUỆ","doi":"10.46242/jstiuh.v59i05.4604","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v59i05.4604","url":null,"abstract":"Kim loại nặng trong trầm tích tác động bất lợi cho sinh vật đáy. Những tác động đó hiếm khi có thể được dự đoán từ tổng nồng độ kim loại do ảnh hưởng của các dạng tồn tại trong trầm tích là khác nhau. Để đánh giá bất lợi tiềm ẩn do chất ô nhiễm Cu, Pb trong trầm tích, mô hình thử nghiêm độc tính dung dịch lắng trầm tích bổ sung (Cu2+, Pb2+) lên phôi, ấu trùng hàu Crassostrea gigas đã được thực hiện. Mô hình được thực hiện theo 3 giai đoạn: (i) Điều chế mẫu trầm tích được thêm chuấn (Cu2+, Pb2+); (ii) Điều chế các dung dịch lắng từ các mẫu trầm tích đã thêm chuẩn (Cu2+, Pb2+) và (iii) Thử nghiệm độc tính phôi, ấu trùng Crassostrea gigas bằng dung dịch lắng. Các thông số như tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ bất thường của phôi, ấu trùng và EC50 được xác định. Kết quả cho thấy độc chất khi tiếp xúc với tinh trùng, trứng, cả tinh trùng và trứng cho EC50 là 0,024; 0,063; 0,034mg/L đối với Cu và 4,7; 14,0, 5,5 mg/L đối với Pb; Tỉ lệ ấu trùng không phát triển sau 24 giờ cho EC50 là 0,015 mg/L cho Cu và 2,88 mg/L cho Pb. Kết quả cho thấy độc tính Cu cao hơn Pb và trứng ít nhạy cảm hơn so với tinh trùng. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để dự báo mức độ nhạy cảm của Cu, Pb trong trầm tích vùng cửa sông Soài Rạp lên phôi, ấu trùng hàu Crassostrea gigas.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"104 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-11-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78348253","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-11-25DOI: 10.46242/jstiuh.v59i05.4591
NGUYỄN MINH NAM, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG BÌNH, LẠI CÔNG DANH, Nguyễn Ngọc Hải
Virus dịch tả heo cổ điển (CSFV) được cấu tạo gồm 4 protein cấu trúc, trong đó Erns là một yếu tố độc lực quan trọng trong chẩn đoán huyết thanh học và chế tạo vaccine. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tạo ra các dòng tế bào E. coli mang đầy đủ trình tự gen Erns và bước đầu đánh giá tính khả thi trong việc tạo ra protein Erns tái tổ hợp. 21 trình tự của gen Erns đã được thu thập, chèn vào plasmid, và được biến nạp vào các tế bào E. coli khả nạp. Plasmid từ những dòng vi khuẩn được chèn gen thành công được ly trích và giải trình tự nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo dòng. Kết quả giải trình tự cho thấy, nghiên cứu đã tạo thành công 21 dòng E. coli mang gen Erns của các chủng thực địa. 21 trình tự này có độ tương đồng rất cao về nucleotide (88,99 – 98,38%) và amino acid (87,67 – 99,56%) với 100 trình tự có độ tương đồng cao nhất trên NCBI.
{"title":"TẠO DÒNG GEN ERNS CỦA VIRUS GÂY BỆNH DỊCH TẢ HEO - HƯỚNG TỚI TẠO VACCINE TIỂU ĐƠN VỊ PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ HEO","authors":"NGUYỄN MINH NAM, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG BÌNH, LẠI CÔNG DANH, Nguyễn Ngọc Hải","doi":"10.46242/jstiuh.v59i05.4591","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v59i05.4591","url":null,"abstract":"Virus dịch tả heo cổ điển (CSFV) được cấu tạo gồm 4 protein cấu trúc, trong đó Erns là một yếu tố độc lực quan trọng trong chẩn đoán huyết thanh học và chế tạo vaccine. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tạo ra các dòng tế bào E. coli mang đầy đủ trình tự gen Erns và bước đầu đánh giá tính khả thi trong việc tạo ra protein Erns tái tổ hợp. 21 trình tự của gen Erns đã được thu thập, chèn vào plasmid, và được biến nạp vào các tế bào E. coli khả nạp. Plasmid từ những dòng vi khuẩn được chèn gen thành công được ly trích và giải trình tự nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo dòng. Kết quả giải trình tự cho thấy, nghiên cứu đã tạo thành công 21 dòng E. coli mang gen Erns của các chủng thực địa. 21 trình tự này có độ tương đồng rất cao về nucleotide (88,99 – 98,38%) và amino acid (87,67 – 99,56%) với 100 trình tự có độ tương đồng cao nhất trên NCBI.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"6 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-11-25","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"87802732","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-10-07DOI: 10.46242/jstiuh.v57i03.4395
C. Minh, Khảo sát, Các MÔ Hình, Phân Loại, Văn Bản, tiếng Việt, Nguyễn Chí Hiếu, Khoa Công Nghệ
Phân loại văn bản là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, được ứng dụng rộng rãi trong phân tích tình cảm, phát hiện spam, gắn nhãn chủ đề, phát hiện ý định... Với sự bùng nổ của các nguồn thông tin trên Web, mạng xã hội… làm cho nó ngày càng trở nên quan trọng và thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều phương pháp lựa chọn đặc trưng và thuật toán phân loại đã được đề xuất sử dụng. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của dữ liệu lớn đang tạo ra thách thức đối với việc phân loại văn bản nói chung và tiếng Việt nói riêng, chẳng hạn như vấn đề mở rộng ứng dụng, khả năng phân loại các vấn đề xã hội... Mục đích của báo cáo này là khảo sát các nghiên cứu về phân loại văn bản, trong đó có tiếng Việt, nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về các công nghệ phân loại văn bản hiện có và đề xuất cách giải quyết vấn đề thách thức trong phân loại văn bản.
{"title":"KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH PHÂN LOẠI VĂN BẢN TIẾNG VIỆT","authors":"C. Minh, Khảo sát, Các MÔ Hình, Phân Loại, Văn Bản, tiếng Việt, Nguyễn Chí Hiếu, Khoa Công Nghệ","doi":"10.46242/jstiuh.v57i03.4395","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v57i03.4395","url":null,"abstract":"Phân loại văn bản là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, được ứng dụng rộng rãi trong phân tích tình cảm, phát hiện spam, gắn nhãn chủ đề, phát hiện ý định... Với sự bùng nổ của các nguồn thông tin trên Web, mạng xã hội… làm cho nó ngày càng trở nên quan trọng và thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều phương pháp lựa chọn đặc trưng và thuật toán phân loại đã được đề xuất sử dụng. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của dữ liệu lớn đang tạo ra thách thức đối với việc phân loại văn bản nói chung và tiếng Việt nói riêng, chẳng hạn như vấn đề mở rộng ứng dụng, khả năng phân loại các vấn đề xã hội... Mục đích của báo cáo này là khảo sát các nghiên cứu về phân loại văn bản, trong đó có tiếng Việt, nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về các công nghệ phân loại văn bản hiện có và đề xuất cách giải quyết vấn đề thách thức trong phân loại văn bản.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"19 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-10-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75204862","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-10-07DOI: 10.46242/jstiuh.v57i03.4393
ĐẶNG HỮU ĐỊNH
Bài báo này nghiên cứu hiệu ứng nén biên độ trực giao biexciton thông qua một hệ tương tác lượng tử giữa photon, exciton và biexciton trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Trên cơ sở các tiêu chuẩn nén đã có, chúng tôi đưa ra các biểu thức giải tích tường minh cho cấp độ nén biên độ trực giao biexciton trong trạng thái này. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng nén biên độ trực giao biexciton xuất hiện trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Độ nén phụ thuộc vào các đặc tính của biexciton, các tham số nén cũng như các hàm phi tuyến. Đặc biệt, khi hàm phi tuyến tương ứng với hàm kết hợp Gilmore-Perelomov, độ nén nhận giá trị lớn nhất.
{"title":"HIỆU ỨNG NÉN BIÊN ĐỘ TRỰC GIAO BIEXCITON CỦA TRẠNG THÁI KẾT HỢP PHI TUYẾN CHẴN-LẺ TRONG CHẤT BÁN DẪN","authors":"ĐẶNG HỮU ĐỊNH","doi":"10.46242/jstiuh.v57i03.4393","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v57i03.4393","url":null,"abstract":"Bài báo này nghiên cứu hiệu ứng nén biên độ trực giao biexciton thông qua một hệ tương tác lượng tử giữa photon, exciton và biexciton trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Trên cơ sở các tiêu chuẩn nén đã có, chúng tôi đưa ra các biểu thức giải tích tường minh cho cấp độ nén biên độ trực giao biexciton trong trạng thái này. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng nén biên độ trực giao biexciton xuất hiện trong trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn-lẻ. Độ nén phụ thuộc vào các đặc tính của biexciton, các tham số nén cũng như các hàm phi tuyến. Đặc biệt, khi hàm phi tuyến tương ứng với hàm kết hợp Gilmore-Perelomov, độ nén nhận giá trị lớn nhất.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"11 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-10-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"84515328","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-10-07DOI: 10.46242/jstiuh.v57i03.4385
NGÔ TIẾN HOÀNG
Một kết cấu mềm dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động xoay được phát triển. Để đạt được sự biến đổi truyền chuyển động này, bộ truyền chuyển động tịnh tiến dạng chữ V được sắp xếp đối xứng nhau. Chuyển động tịnh tiến này được thực hiện bởi hai thanh truyền động nhiệt kiểu chữ V. Với sự đột phá trong ngành công nghệ kỹ thuật cao, cơ cấu mềm này có thể được sử dụng trong một số các ứng dụng vi quang học như bộ chuyển mạch quang học, đo đạc các nhiễu xạ, bộ giảm cường độ quang học, v.v…Các phân tích phần tử hữu hạn được thực hiện để dự đoán các hành vi của cơ chế biến đổi truyền động. Kết cấu đạt tỷ số truyền xấp xỉ 1.1 độ/µm. Các kết quả mô phỏng cũng cho thấy sự phân bố nhiệt độ đồng đều hơn dọc theo cơ câu truyền động nhiệt cho phép giãn nở nhiệt tổng thể lớn hơn và do đó chuyển động tuyến tính cũng lớn hơn, điều này giúp củng cố đầu ra chuyển động quay thuận lợi hơn, từ đó thu được một góc xoay lớn hơn.
{"title":"THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN THÀNH CHUYỂN ĐỘNG XOAY DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BỘ THANH TRUYỀN ĐỘNG NHIỆT BIÊN DẠNG CHỮ V","authors":"NGÔ TIẾN HOÀNG","doi":"10.46242/jstiuh.v57i03.4385","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v57i03.4385","url":null,"abstract":"Một kết cấu mềm dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động xoay được phát triển. Để đạt được sự biến đổi truyền chuyển động này, bộ truyền chuyển động tịnh tiến dạng chữ V được sắp xếp đối xứng nhau. Chuyển động tịnh tiến này được thực hiện bởi hai thanh truyền động nhiệt kiểu chữ V. Với sự đột phá trong ngành công nghệ kỹ thuật cao, cơ cấu mềm này có thể được sử dụng trong một số các ứng dụng vi quang học như bộ chuyển mạch quang học, đo đạc các nhiễu xạ, bộ giảm cường độ quang học, v.v…Các phân tích phần tử hữu hạn được thực hiện để dự đoán các hành vi của cơ chế biến đổi truyền động. Kết cấu đạt tỷ số truyền xấp xỉ 1.1 độ/µm. Các kết quả mô phỏng cũng cho thấy sự phân bố nhiệt độ đồng đều hơn dọc theo cơ câu truyền động nhiệt cho phép giãn nở nhiệt tổng thể lớn hơn và do đó chuyển động tuyến tính cũng lớn hơn, điều này giúp củng cố đầu ra chuyển động quay thuận lợi hơn, từ đó thu được một góc xoay lớn hơn.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"2 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-10-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"89061703","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-10-07DOI: 10.46242/jstiuh.v57i03.4388
C. Minh, SỰ Ảnh, hưởng của, B. Chính, T. Đinh, XỨ Lên, CƠ Chế, Tương Tác Mạnh, Trần Minh Hiến, Khoa Công Nghệ
Sử dụng mô hình hốc cộng hưởng thực, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của bổ chính trường định xứ lên cơ chế tương tác mạnh. Nguyên tử được đặt tại tâm của một buồng cộng hưởng hình cầu nhiều lớp có dạng phân bố Bragg là mô hình hiện nay có thể thực hiện được bằng thực nghiệm. Tần số dao động Rabi cũng như điều kiện để xuất hiện cơ chế tương tác mạnh được khảo sát. Bổ chính trường định xứ thậm chí có thể phá vỡ cơ chế tương tác mạnh. Tác dụng của bổ chính trường định xứ được tăng cường khi mật độ vật chất tăng do sự truyền năng lượng trực tiếp từ nguyên tử đến môi trường. Khi mật độ vật chất thấp và/hoặc hấp thụ vật chất bé, sự thay đổi của mật độ vật chất không làm ảnh hưởng đáng kể đến cơ chế tương tác mạnh, ngoại trừ việc gây ra sự dịch chuyển nhỏ trong tần số cộng hưởng.
{"title":"SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ CHÍNH TRƯỜNG ĐỊNH XỨ LÊN CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC MẠNH","authors":"C. Minh, SỰ Ảnh, hưởng của, B. Chính, T. Đinh, XỨ Lên, CƠ Chế, Tương Tác Mạnh, Trần Minh Hiến, Khoa Công Nghệ","doi":"10.46242/jstiuh.v57i03.4388","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v57i03.4388","url":null,"abstract":"Sử dụng mô hình hốc cộng hưởng thực, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của bổ chính trường định xứ lên cơ chế tương tác mạnh. Nguyên tử được đặt tại tâm của một buồng cộng hưởng hình cầu nhiều lớp có dạng phân bố Bragg là mô hình hiện nay có thể thực hiện được bằng thực nghiệm. Tần số dao động Rabi cũng như điều kiện để xuất hiện cơ chế tương tác mạnh được khảo sát. Bổ chính trường định xứ thậm chí có thể phá vỡ cơ chế tương tác mạnh. Tác dụng của bổ chính trường định xứ được tăng cường khi mật độ vật chất tăng do sự truyền năng lượng trực tiếp từ nguyên tử đến môi trường. Khi mật độ vật chất thấp và/hoặc hấp thụ vật chất bé, sự thay đổi của mật độ vật chất không làm ảnh hưởng đáng kể đến cơ chế tương tác mạnh, ngoại trừ việc gây ra sự dịch chuyển nhỏ trong tần số cộng hưởng.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"9 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-10-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"76068929","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Pub Date : 2022-10-07DOI: 10.46242/jstiuh.v57i03.4389
TRẦN ĐÌNH HƯNG, VÕ MINH HẢO, Nguyễn Thành Luân, PHÙ TRẦN TÍN, ĐÀO THỊ THU THỦY
Nhằm nâng cao hiệu năng truyền thông hợp tác, các phương pháp lựa chọn chuyển tiếp đã được sử dụng và mang lại hiệu quả đáng kể. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp lựa chọn thiết bị chuyển tiếp cho cụm chuyển tiếp trong mạng hợp tác hai chiều kết hợp với giao thức đa truy cập phi trực giao (NOMA) với cơ chế triệt can nhiễu tuần tự (SIC). Mô hình được khảo sát gồm hai người dùng trong điều kiện môi trường truyền có suy hao nhiều do fading hoặc các chướng ngại vật nên không có đường trực tiếp, quá trình truyền thông tin chỉ được thực hiện thông qua một cụm thiết bị chuyển tiếp hoạt động ở chế độ bán song công (HD), được gọi là giao thức HD-CNOMA. Bài báo thảo luận và phân tích xác suất dừng với phương pháp lựa chọn thiết bị chuyển tiếp với độ lợi lớn nhất. Bên cạnh đó, hiệu năng hệ thống được khảo sát theo tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR). Cuối cùng, các biểu thức toán học được kiểm chứng bằng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo sử dụng phần mềm Matlab.
{"title":"NÂNG CAO HIỆU NĂNG MẠNG HỢP TÁC HAI CHIỀU DÙNG NOMA VÀ LỰA CHỌN CHUYỂN TIẾP","authors":"TRẦN ĐÌNH HƯNG, VÕ MINH HẢO, Nguyễn Thành Luân, PHÙ TRẦN TÍN, ĐÀO THỊ THU THỦY","doi":"10.46242/jstiuh.v57i03.4389","DOIUrl":"https://doi.org/10.46242/jstiuh.v57i03.4389","url":null,"abstract":"Nhằm nâng cao hiệu năng truyền thông hợp tác, các phương pháp lựa chọn chuyển tiếp đã được sử dụng và mang lại hiệu quả đáng kể. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp lựa chọn thiết bị chuyển tiếp cho cụm chuyển tiếp trong mạng hợp tác hai chiều kết hợp với giao thức đa truy cập phi trực giao (NOMA) với cơ chế triệt can nhiễu tuần tự (SIC). Mô hình được khảo sát gồm hai người dùng trong điều kiện môi trường truyền có suy hao nhiều do fading hoặc các chướng ngại vật nên không có đường trực tiếp, quá trình truyền thông tin chỉ được thực hiện thông qua một cụm thiết bị chuyển tiếp hoạt động ở chế độ bán song công (HD), được gọi là giao thức HD-CNOMA. Bài báo thảo luận và phân tích xác suất dừng với phương pháp lựa chọn thiết bị chuyển tiếp với độ lợi lớn nhất. Bên cạnh đó, hiệu năng hệ thống được khảo sát theo tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR). Cuối cùng, các biểu thức toán học được kiểm chứng bằng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo sử dụng phần mềm Matlab.","PeriodicalId":16979,"journal":{"name":"Journal of Science and Technology - IUH","volume":"252 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2022-10-07","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78196482","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}