Thời gian gần đây, một số kết quả nghiên cứu về định lý duy nhất cho đường cong chỉnh hình trên hình vành khuyên đã được công bố. Chẳng hạn, năm 2013, H. T. Phương và T. H. Minh công bố hai dạng định lý duy nhất với mục tiêu là các siêu phẳng ở vị trí tổng quát. Năm 2021, H. T. Phương và L. Vilaisavanh công bố các kết quả cho trường hợp các siêu mặt ở vị trí tổng quát đối với phép nhúng Veronese. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề tương tự cho trường hợp các siêu mặt ở vị trí tổng quát bằng việc sử dụng một dạng định lý cơ bản thứ hai cho trường hợp mục tiêu là các siêu mặt. Kết quả chính của bài báo là Định lý 1, cho chúng ta một điều kiện đại số để hai đường cong chỉnh hình trên một hình khuyên bằng nhau. Kỹ thuật chính trong bài báo dựa trên một dạng của định lý cơ bản thứ hai cho đường cong chỉnh hình trên hình khuyên với mục tiêu là các siêu mặt và một số kỹ thuật khác trong lý thuyết Nevanlinna-Cartan.
{"title":"A NOTE ON UNIQUENESS PROBLEM FOR HOLOMORPHIC CURVES WITH HYPERSURFACES","authors":"H. T. Phương, Nguyễn Thị Ngần","doi":"10.34238/tnu-jst.7900","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7900","url":null,"abstract":"Thời gian gần đây, một số kết quả nghiên cứu về định lý duy nhất cho đường cong chỉnh hình trên hình vành khuyên đã được công bố. Chẳng hạn, năm 2013, H. T. Phương và T. H. Minh công bố hai dạng định lý duy nhất với mục tiêu là các siêu phẳng ở vị trí tổng quát. Năm 2021, H. T. Phương và L. Vilaisavanh công bố các kết quả cho trường hợp các siêu mặt ở vị trí tổng quát đối với phép nhúng Veronese. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề tương tự cho trường hợp các siêu mặt ở vị trí tổng quát bằng việc sử dụng một dạng định lý cơ bản thứ hai cho trường hợp mục tiêu là các siêu mặt. Kết quả chính của bài báo là Định lý 1, cho chúng ta một điều kiện đại số để hai đường cong chỉnh hình trên một hình khuyên bằng nhau. Kỹ thuật chính trong bài báo dựa trên một dạng của định lý cơ bản thứ hai cho đường cong chỉnh hình trên hình khuyên với mục tiêu là các siêu mặt và một số kỹ thuật khác trong lý thuyết Nevanlinna-Cartan.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"31 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-31","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"75639231","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Hoạt động trải nghiệm xã hội cho học sinh trong dạy học lịch sử là điều cần thiết trong giáo dục phổ thông hiện nay. Trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam, Lịch sử là môn học bắt buộc góp phần phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm xã hội trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, bài viết đã đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm xã hội trong daỵ học lịch sử đồng thời với thực hiện thử nghiệm sư phạm. Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy sự khác biệt rõ rệt khi dạy học lịch sử có tổ chức hoạt động trải nghiệm xã hội cho học sinh. Các biện pháp đề xuất góp phần tạo hứng thú học tập, giúp các em hình thành và phát triển được những năng lực cần thiết khi vận dụng kiến thức lịch sử vào đời sống xã hội. Kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lịch sử ở trường phổ thông trong quá trình dạy học.
{"title":"TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG THPT ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN)","authors":"Hà Thị Thanh Thủy, Hoàng Thị Lê","doi":"10.34238/tnu-jst.7816","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7816","url":null,"abstract":"Hoạt động trải nghiệm xã hội cho học sinh trong dạy học lịch sử là điều cần thiết trong giáo dục phổ thông hiện nay. Trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam, Lịch sử là môn học bắt buộc góp phần phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm xã hội trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, bài viết đã đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm xã hội trong daỵ học lịch sử đồng thời với thực hiện thử nghiệm sư phạm. Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng cho thấy sự khác biệt rõ rệt khi dạy học lịch sử có tổ chức hoạt động trải nghiệm xã hội cho học sinh. Các biện pháp đề xuất góp phần tạo hứng thú học tập, giúp các em hình thành và phát triển được những năng lực cần thiết khi vận dụng kiến thức lịch sử vào đời sống xã hội. Kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lịch sử ở trường phổ thông trong quá trình dạy học.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"46 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"83385823","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Phân tích nhu cầu của người học làm cơ sở để phát triển tài liệu đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ. Bài báo này nhằm xác định nhu cầu của sinh viên về kỹ năng đọc và viết tiếng Anh làm cơ sở để xây dựng bộ tài liệu giao bài tập cho hoạt động luyện đọc và viết. Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 264 sinh viên năm thứ nhất, chuyên và không chuyên tiếng Anh tại Trường Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên. Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu về nhu cầu học tập của sinh viên. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích số liệu thống kê mô tả. Kết quả cho thấy sinh viên rất muốn được thực hành nhiều hơn nữa các nhiệm vụ/hoạt động đọc và viết. Ngoài ra, sinh viên cũng muốn được cung cấp thêm các bài tập để luyện từ, ngữ pháp trong mỗi bài học; và các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày và văn hóa. Hơn nữa, sinh viên cũng muốn giáo viên đảm nhận vai trò là người hỗ trợ và hướng dẫn trong hoạt động giảng dạy. Kết quả nghiên cứu này là nền tảng vững chắc giúp cho việc thiết kế sách giao bài tập đọc và viết tiếng Anh phù hợp với sinh viên năm thứ nhất chuyên nghành tiếng Anh và tiếng khác.
{"title":"NEED ANALYSIS FOR ENGLISH READING AND WRITING MATERIAL DEVELOPMENT","authors":"Lê Thị Hằng, Đặng Thị Thu Hương","doi":"10.34238/tnu-jst.7879","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7879","url":null,"abstract":"Phân tích nhu cầu của người học làm cơ sở để phát triển tài liệu đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ. Bài báo này nhằm xác định nhu cầu của sinh viên về kỹ năng đọc và viết tiếng Anh làm cơ sở để xây dựng bộ tài liệu giao bài tập cho hoạt động luyện đọc và viết. Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 264 sinh viên năm thứ nhất, chuyên và không chuyên tiếng Anh tại Trường Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên. Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu về nhu cầu học tập của sinh viên. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích số liệu thống kê mô tả. Kết quả cho thấy sinh viên rất muốn được thực hành nhiều hơn nữa các nhiệm vụ/hoạt động đọc và viết. Ngoài ra, sinh viên cũng muốn được cung cấp thêm các bài tập để luyện từ, ngữ pháp trong mỗi bài học; và các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày và văn hóa. Hơn nữa, sinh viên cũng muốn giáo viên đảm nhận vai trò là người hỗ trợ và hướng dẫn trong hoạt động giảng dạy. Kết quả nghiên cứu này là nền tảng vững chắc giúp cho việc thiết kế sách giao bài tập đọc và viết tiếng Anh phù hợp với sinh viên năm thứ nhất chuyên nghành tiếng Anh và tiếng khác.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"30 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81246763","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Năng lực giáo dục là một năng lực quan trọng của người giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên tiểu học. Hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục được triển khai nhằm tăng cường các kiến thức và kỹ năng cần có để một người giáo viên có thể nâng cao năng lực giáo dục của mình, đáp ứng yêu cầu mới. Bài viết đã thực hiện khảo sát đối với 205 cán bộ quản lý và giáo viên ở 06 trường tiểu học thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng để thu thập thông tin đánh giá về thực trạng bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường tiểu học. Trên cơ sở Kết quả nghiên cứu của thực trạng, đã rút ra được những kết luận và đề xuất 04 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
{"title":"THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG","authors":"Ngô Giang Nam, Nguyễn Thị Nhã","doi":"10.34238/tnu-jst.7737","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7737","url":null,"abstract":"Năng lực giáo dục là một năng lực quan trọng của người giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên tiểu học. Hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục được triển khai nhằm tăng cường các kiến thức và kỹ năng cần có để một người giáo viên có thể nâng cao năng lực giáo dục của mình, đáp ứng yêu cầu mới. Bài viết đã thực hiện khảo sát đối với 205 cán bộ quản lý và giáo viên ở 06 trường tiểu học thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng để thu thập thông tin đánh giá về thực trạng bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường tiểu học. Trên cơ sở Kết quả nghiên cứu của thực trạng, đã rút ra được những kết luận và đề xuất 04 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"36 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81090614","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Sách bài tập đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Một cuốn sách bài tập hay được coi là một nguồn học liệu tốt, giúp phát triển tính chủ động học tập của người học; đồng thời giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của học phần. Để thiết kế được một cuốn sách bài tập chất lượng, phù hợp với người học, người thiết kế sách nên tìm hiểu nhu cầu của người học đối với cuốn sách bài tập của học phần đó. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhu cầu của người học tại Trường Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên đối với một cuốn sách bài tập nghe, trình độ sơ cấp. Nghiên cứu có sự tham gia của 360 sinh viên năm nhất tại trường, trả lời một phiếu khảo sát gồm 7 câu hỏi. Kết quả cho thấy sinh viên có động lực và điều kiện học nghe tốt. Ngoài ra, sinh viên mong muốn có một cuốn sách bài tập nghe phù hợp, giúp bản thân nâng cao khả năng nghe tiếng Anh.
{"title":"AN INVESTIGATION ON STUDENTS’ NEEDS FOR AN ENGLISH LISTENING WORKBOOK AT ELEMENTARY LEVEL","authors":"Vũ Thị Quyền, Lê Hữu Thắng","doi":"10.34238/tnu-jst.7591","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7591","url":null,"abstract":"Sách bài tập đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Một cuốn sách bài tập hay được coi là một nguồn học liệu tốt, giúp phát triển tính chủ động học tập của người học; đồng thời giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của học phần. Để thiết kế được một cuốn sách bài tập chất lượng, phù hợp với người học, người thiết kế sách nên tìm hiểu nhu cầu của người học đối với cuốn sách bài tập của học phần đó. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhu cầu của người học tại Trường Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên đối với một cuốn sách bài tập nghe, trình độ sơ cấp. Nghiên cứu có sự tham gia của 360 sinh viên năm nhất tại trường, trả lời một phiếu khảo sát gồm 7 câu hỏi. Kết quả cho thấy sinh viên có động lực và điều kiện học nghe tốt. Ngoài ra, sinh viên mong muốn có một cuốn sách bài tập nghe phù hợp, giúp bản thân nâng cao khả năng nghe tiếng Anh.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"13 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"85331953","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Nghiên cứu này điều tra việc triển khai học tập đảo ngược trong một khóa học đại học với 27 sinh viên, nghiên cứu thái độ, quan điểm của người học và người dạy đối với phương pháp này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, bao gồm phỏng vấn và phân tích tài liệu. Các phát hiện cho thấy phương pháp này có hiệu quả khi sinh viên phản ứng tích cực với môi trường học tập chủ động, và nhận thấy nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện ngôn ngữ và kiến thức môn học, nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy phản biện và kỹ năng trình bày. Nghiên cứu khuyến nghị phát triển mô hình bằng cách cung cấp trước nhiều tài liệu tham khảo, thực hiện các nhiệm vụ bắt buộc trước và sau giờ học, tạo các nhiệm vụ tương tác và hấp dẫn trong lớp và sử dụng biện pháp củng cố tích cực như kiểm tra và điểm thưởng. Có thể giải quyết các vấn đề về động lực của người học và hạn chế về trình độ ngôn ngữ qua cung cấp công cụ công nghệ hỗ trợ ngôn ngữ. Những phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh tiềm năng của mô hình học tập đảo ngược trong nâng cao kết quả học tập, thúc đẩy sự tự chủ của người học và thúc đẩy phát triển kỹ năng mềm trong giáo dục đại học.
{"title":"IMPLEMENTATION OF FLIPPED LEARNING IN A TERTIARY-LEVEL COURSE: A QUALITATIVE CASE STUDY","authors":"N. T. Linh, Hoàng Thị Ngọc Điểm","doi":"10.34238/tnu-jst.7866","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7866","url":null,"abstract":"Nghiên cứu này điều tra việc triển khai học tập đảo ngược trong một khóa học đại học với 27 sinh viên, nghiên cứu thái độ, quan điểm của người học và người dạy đối với phương pháp này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, bao gồm phỏng vấn và phân tích tài liệu. Các phát hiện cho thấy phương pháp này có hiệu quả khi sinh viên phản ứng tích cực với môi trường học tập chủ động, và nhận thấy nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện ngôn ngữ và kiến thức môn học, nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy phản biện và kỹ năng trình bày. Nghiên cứu khuyến nghị phát triển mô hình bằng cách cung cấp trước nhiều tài liệu tham khảo, thực hiện các nhiệm vụ bắt buộc trước và sau giờ học, tạo các nhiệm vụ tương tác và hấp dẫn trong lớp và sử dụng biện pháp củng cố tích cực như kiểm tra và điểm thưởng. Có thể giải quyết các vấn đề về động lực của người học và hạn chế về trình độ ngôn ngữ qua cung cấp công cụ công nghệ hỗ trợ ngôn ngữ. Những phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh tiềm năng của mô hình học tập đảo ngược trong nâng cao kết quả học tập, thúc đẩy sự tự chủ của người học và thúc đẩy phát triển kỹ năng mềm trong giáo dục đại học.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"59 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"88892561","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Lộc Bình là một trong những huyện có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn. Sự phát triển kinh tế du lịch huyện nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Tỉnh uỷ Lạng Sơn. Đảng bộ huyện Lộc Bình đã quán triệt sâu sắc những chủ trương đó vào phát triển du lịch của huyện. Thông qua việc sử dụng phương pháp lịch sử, lôgic, nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa, bài viết nhằm khảo cứu chủ trương và phân tích kết quả phát triển du lịch của huyện Lộc Bình trong giai đoạn 2015 - 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về phát triển du lịch đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực về du lịch cũng như một số lĩnh vực khác. Sự phát triển du lịch của Lộc Bình cho thấy sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tế địa phương là đúng đắn, phù hợp. Từ đó, bài viết góp phần cung cấp luận cứ thực tế cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương trong giai đoạn tiếp theo.
{"title":"ĐẢNG BỘ HUYỆN LỘC BÌNH (TỈNH LẠNG SƠN) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2015 - 2020)","authors":"Dương Thị Bích Huyền, Đàm Văn Trường","doi":"10.34238/tnu-jst.7836","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7836","url":null,"abstract":"Lộc Bình là một trong những huyện có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn. Sự phát triển kinh tế du lịch huyện nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Tỉnh uỷ Lạng Sơn. Đảng bộ huyện Lộc Bình đã quán triệt sâu sắc những chủ trương đó vào phát triển du lịch của huyện. Thông qua việc sử dụng phương pháp lịch sử, lôgic, nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa, bài viết nhằm khảo cứu chủ trương và phân tích kết quả phát triển du lịch của huyện Lộc Bình trong giai đoạn 2015 - 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về phát triển du lịch đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực về du lịch cũng như một số lĩnh vực khác. Sự phát triển du lịch của Lộc Bình cho thấy sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tế địa phương là đúng đắn, phù hợp. Từ đó, bài viết góp phần cung cấp luận cứ thực tế cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của địa phương trong giai đoạn tiếp theo.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"22 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81722842","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Bài viết trình bày kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của giáo viên. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Những vấn đề tổng quan trong bài viết được phân tích qua quá trình tìm hiểu thang đo đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của một số nước như Đức, Thụy Điển, Israel và Tanzania. Từ đó, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác đào tạo, tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều hình thức được sử dụng trong đánh giá sự phù hợp nghề dạy học và có thể đánh giá ở một số giai đoạn khác nhau từ đào tạo, tuyển dụng và bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề. Đặc biệt, thông qua kết quả đánh giá sự phù hợp nghề, giáo viên chủ động hơn trong quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
{"title":"KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP NGHỀ DẠY HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM","authors":"Nguyễn Danh Nam","doi":"10.34238/tnu-jst.7699","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7699","url":null,"abstract":"Bài viết trình bày kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của giáo viên. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Những vấn đề tổng quan trong bài viết được phân tích qua quá trình tìm hiểu thang đo đánh giá sự phù hợp nghề dạy học của một số nước như Đức, Thụy Điển, Israel và Tanzania. Từ đó, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác đào tạo, tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều hình thức được sử dụng trong đánh giá sự phù hợp nghề dạy học và có thể đánh giá ở một số giai đoạn khác nhau từ đào tạo, tuyển dụng và bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề. Đặc biệt, thông qua kết quả đánh giá sự phù hợp nghề, giáo viên chủ động hơn trong quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"24 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"81879296","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Với phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu này nhằm khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất ở tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông (tỉnh Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840). Các địa bạ sưu tầm được đều là các địa bạ được lập ở triều Nguyễn vào năm Minh Mệnh 21 (1840) với tổng số 6 đơn vị địa bạ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng Nông Thượng có diện tích ruộng đất tư rất lớn. Bên cạnh đó, diện tích lưu hoang vẫn còn khá nhiều, chiếm 17,16% tổng diện tích ruộng đất. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tổng Nông Thượng có quy mô sở hữu ruộng đất nhỏ; tình hình sở hữu ruộng đất giữa các dòng họ không đồng đều, ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay một số dòng họ lớn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ tập trung ruộng đất trong tay các chức sắc ở Nông Thượng chưa cao. Nghiên cứu này là bài học lịch sử có giá trị, góp phần cung cấp các luận chứng khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý đất đai hiện nay của tỉnh Thái Nguyên.
{"title":"TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA TỔNG NÔNG THƯỢNG – CHÂU BẠCH THÔNG (TỈNH THÁI NGUYÊN) NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX THEO ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840)","authors":"Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thị Quỳ","doi":"10.34238/tnu-jst.7860","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7860","url":null,"abstract":"Với phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu này nhằm khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất ở tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông (tỉnh Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840). Các địa bạ sưu tầm được đều là các địa bạ được lập ở triều Nguyễn vào năm Minh Mệnh 21 (1840) với tổng số 6 đơn vị địa bạ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng Nông Thượng có diện tích ruộng đất tư rất lớn. Bên cạnh đó, diện tích lưu hoang vẫn còn khá nhiều, chiếm 17,16% tổng diện tích ruộng đất. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tổng Nông Thượng có quy mô sở hữu ruộng đất nhỏ; tình hình sở hữu ruộng đất giữa các dòng họ không đồng đều, ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay một số dòng họ lớn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ tập trung ruộng đất trong tay các chức sắc ở Nông Thượng chưa cao. Nghiên cứu này là bài học lịch sử có giá trị, góp phần cung cấp các luận chứng khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý đất đai hiện nay của tỉnh Thái Nguyên.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"15 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"78177785","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}
Bài viết này đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp... bài viết làm rõ một số nội dung cơ bản về đạo đức cách mạng, những vấn đề đặt ra và một số giải pháp góp phần đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm như: Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quan trọng hàng đầu, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là trọng yếu; mỗi cán bộ đảng viên phải thường xuyên “sửa đổi lối làm việc”, “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; cán bộ, đảng viên phải nhận thức là người tiên phong, gương mẫu nhất. Việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý chí và trách nhiệm, có trí tuệ và quyết tâm hành động để sớm hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
{"title":"NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG, HÌNH THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI","authors":"Nguyễn Hữu Toàn","doi":"10.34238/tnu-jst.7955","DOIUrl":"https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7955","url":null,"abstract":"Bài viết này đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Với việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp... bài viết làm rõ một số nội dung cơ bản về đạo đức cách mạng, những vấn đề đặt ra và một số giải pháp góp phần đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm như: Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quan trọng hàng đầu, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là trọng yếu; mỗi cán bộ đảng viên phải thường xuyên “sửa đổi lối làm việc”, “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; cán bộ, đảng viên phải nhận thức là người tiên phong, gương mẫu nhất. Việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý chí và trách nhiệm, có trí tuệ và quyết tâm hành động để sớm hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.","PeriodicalId":23148,"journal":{"name":"TNU Journal of Science and Technology","volume":"22 1","pages":""},"PeriodicalIF":0.0,"publicationDate":"2023-05-30","publicationTypes":"Journal Article","fieldsOfStudy":null,"isOpenAccess":false,"openAccessPdf":"","citationCount":null,"resultStr":null,"platform":"Semanticscholar","paperid":"90401172","PeriodicalName":null,"FirstCategoryId":null,"ListUrlMain":null,"RegionNum":0,"RegionCategory":"","ArticlePicture":[],"TitleCN":null,"AbstractTextCN":null,"PMCID":"","EPubDate":null,"PubModel":null,"JCR":null,"JCRName":null,"Score":null,"Total":0}